Tại sao các hoàng đế thời cổ đại khi ăn những món mình thích lại không dám ăn nhiều?
Dòng họ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, 'địch thủ' của Gia Cát Lượng mang họ này / Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ
“Thiên hạ này đều là đất của vua, còn những người sống trên đất đó đều là thần dân của vua”. Thời cổ đại, vua chúa là người có quyền lực tối cao, thế nên họ muốn ăn gì thì ăn cái đó, không ai có thể ngăn cản được. Nhưng một hoàng đế như thế sẽ không làm vua được lâu.
Một vị hoàng đế nếu như dục vọng bản thân quá lớn, phóng túng vô độ, vậy thì ông ta có thể sẽ bị người khác thay thế, giang sơn của ông ta sẽ bị chính ông ta làm khổ. Chúng ta đều biết, trong Phật giáo dạy các tăng nhân rằng “bất tái túc” (không ở lại lần nữa), không được ở lại lần thứ hai dưới cùng 1 cái cây, sợ rằng sẽ nảy sinh tình cảm.
Ảnh minh họa.
Thế nên những hoàng đế thực sự thích làm gì thì làm đều là những người có khả năng tự kiểm chế bản thân rất tốt. Một vị vua như thế từ nhỏ đã được dạy dỗ giáo dục tử tế, không những học cách làm một đế vương mà còn phải làm thật tốt từ những việc nhỏ nhất, rèn luyện tâm tính, mài giũa tính cách trong mọi việc. Quy tắc ăn uống cũng như vậy.
Khi các hoàng đế ăn những món mà mình thích thì cũng chẳng bao giờ ăn nhiều, cho dù có ngon đến mấy, muốn ăn thêm đi chăng nữa thì cũng phải có chừng mực, kiềm chế lại cơn thèm ăn, như thế mới có thể trở thành một vị vua tốt được. Làm hoàng đế nhất định phải biết lấy thiên hạ làm trọng, không được chỉ nghĩ đến sở thích của riêng mình.
Nguyên nhân thứ hai là để đảm bảo an toàn. Phòng tránh việc bị hạ độc, sợ bị trúng độc. Để hạ độc tất cả các món ăn là điều không thể. Vậy thì mỗi một món ăn đều phải kiểm soát lượng thức ăn thì có thể tránh nguy cơ trúng độc. Làm hoàng đế chính là quản lý thiên hạ, thật là khổ.
Nguyên nhân thứ ba, khi hoàng đế ăn cơm, bên cạnh có rất nhiều người nhìn, một khi ông ăn nhiều một món nào đó thì họ sẽ mặc định rằng ông thích món đó, từ đó mọi người trong cung đều sẽ lấy lòng ông bằng món đó, như vậy sẽ gây hỗn loạn triều đình.
Nguyên nhân cuối cùng, hoàng đế thời phong kiến phải duy trì sự thần bí ở một mức độ tương đối cao, không được để lộ ra cho người khác biết suy nghĩ của mình.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này