Khám phá

Tại sao khi trộm mộ nhà Thanh, Tôn Điện Anh lại nhổ hết răng của Càn Long và lấy quần áo của Từ Hi Thái hậu?

Trong lịch sử, chuyện đào lăng mộ lấy đồ tùy táng quý giá không phải là hiếm. Vào cuối thời Đông Hán, Tào Tháo đem theo quân Tây Lương xâm phạm lăng mộ của Hán Vũ Đế để lấy lương thực nuôi quân.

Cuộc đời thăng trầm của samurai người Anh William Adams / Những nhân vật lịch sử Việt Nam sinh năm Thìn: có người được đặt tên cho con đường đẹp nhất Hà Nội

Trong thời kỳ hiện đại, nổi tiếng nhất là vụ đào lăng mộ Càn Long và Từ Hi thái hậu với quy mô chưa từng có, do tướng quân phiệt Tôn Điện Anh cầm đầu. Tôn Điện Anh và đồng bọn đã nhổ hết răng của Hoàng đế Càn Long và lột sạch quần áo của Từ Hi thái hậu.

trộm mộ, Tôn Điện Anh, Càn Long, Từ Hy Thái hậu,

Ảnh minh hoạ

Thanh Đông Lăng là nơi chôn cất của 5 vị hoàng đế Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị, cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh. Trong lúc thời thế loạn lạc, việc canh giữ lăng trở nên lỏng lẻo, tạo cơ hội ngàn vàng cho đám mộ tặc Tôn Điện Anh tung hoành.

Từng là kẻ mưu mô trong giới giang hồ, Tôn Điện Anh biết hắn không có nhiều thời gian, không thể lục tìm toàn bộ Đông Lăng. Vì thế, Tôn đã lựa chọn hai lăng mộ hoành tráng nhất là vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu. Khi còn sống, đây là hai người có cuộc sống xa hoa, hẳn đồ tùy táng sẽ vô cùng nhiều và quý.

Đột nhập lăng Càn Long

Vào tháng 7/1928, gã lấy cớ diễn tập quân sự để đưa quân vào Thanh Đông lăng. Sau khi vào được bên trong, nhóm của Tôn Điện Anh dùng thuốc nổ phá cửa tiến vào Thanh Dụ Lăng.

trộm mộ, Tôn Điện Anh, Càn Long, Từ Hy Thái hậu,

Tôn Điện Anh cùng đồng bọn lấy đi vô số đồ tùy táng bằng vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, thư pháp, tranh cổ.... Trong số này có cả thanh Cửu Long bảo kiếm quý giá của vua Càn Long. Không những vậy, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu còn hủy hoại thi hài hoàng đế Càn Long. Chúng mở nắp quan tài để đưa thi hài nhà vua ra bên ngoài.

 

Tiếp đến, Tôn Điện Anh nhổ hết răng của vua Càn Long để lấy một bảo vật đặt trong miệng. Đó chính là viên ngọc Tây Tạng. Người xưa đặt ngọc vào trong miệng nhằm giúp thi hài nguyên vẹn theo thời gian Khung cảnh chúng ra sức lấy viên ngọc được đặc tả lại vô cùng kinh khủng: 1 tên giữ đầu thi thể, 2 tên dùng sức nắm chặt bím tóc, sức nắm mạnh đến nỗi làm cho tóc của vua Càn Long bị văng ra khỏi đầu. Thật sự là không có từ ngữ nào lột tả được hết sự hung hăng, tàn bạo của bè lũ trộm mộ Tôn Điện Anh.

trộm mộ, Tôn Điện Anh, Càn Long, Từ Hy Thái hậu,

Đột nhập lăng Từ Hi Thái hậu

Để tìm được lối vào lăng mộ đầy kho báu này, Tôn Điện Anh đã tìm đến một người thợ đá già ở địa phương - người này trước kia từng tham gia xây dựng lăng nên hiểu rất rõ vị trí sắp đặt bên trong. Lúc đầu người thợ đá cũng không dám khai ra vì sợ phạm trọng tội nhưng Tôn dọa sẽ hại chết người con trai duy nhất của ông nên người thợ đá già đành tuân theo.

Mặc dù tìm thấy cửa, bính lính đều phải bất lực trước tầng đá hoa cương được quét hồ gạo nếp vững chắc. Mặc cho chúng ra sức đào đục, cửa lăng vẫn không hề suy suyển. Tôn Điện Anh điên tiết, ra quyết định táo tợn chưa từng có là công khai cho nổ bom để phá lối vào lăng mộ.

 

trộm mộ, Tôn Điện Anh, Càn Long, Từ Hy Thái hậu,

Sau khi lấy sạch châu báu bên ngoài, binh lính của Tôn Điện Anh đã dùng búa, nạy bật tung nắp quan tài, lấy những món bảo vật như chăn gấm nạm ngọc trai, mũ phượng... Ngay cả viên dạ minh châu Thái hậu đang ngậm chặt trong miệng cũng bị chúng cạy ra. Sau cùng, Tôn Điện Anh còn thô bạo ném thi thể Thái hậu sang một bên, lột sạch phụng bào trên người bà.

trộm mộ, Tôn Điện Anh, Càn Long, Từ Hy Thái hậu,

Theo ước tính, giá trị của những cổ vật bị Tôn Điện Anh cướp từ Thanh Đông lăng năm 1928 có thể lên tới 100 triệu nhân dân tệ. Nhưng mặc cho sự phẫn nộ của muôn dân, Tôn Điện Anh lại chẳng phải chịu bất cứ hình phạt đáng kể nào. Hắn vẫn bình an vô sự cho đến khi bị Quân đội nhân dân Trung Quốc bắt giữ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm