Khám phá

Tần Thủy Hoàng không chết ở tuổi 49, ông thực sự 'bất tử': Kỳ quan dưới lòng đất này là minh chứng!

Nhát thuổng của bác nông dân đã mở đường cho giới khảo cổ tìm thấy kỳ quan lịch sử dưới lòng đất - Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Bí ẩn về cái chết thách thức hậu thế của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng / Người Việt duy nhất được Tần Thuỷ Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?

Vùng đất của nông dân Yang Zhifa ở miền đông Trung Quốc được bao phủ bởi những vườn hồng và lựu trĩu quả. Vào năm 1974, khi đang đào giếng, chiếc thuổng của ông đã đâm trúng một thứ bất ngờ trong đất: Đầu của một người đàn ông.

Kiểm tra kỹ hơn, Yang Zhifa thấy vật thể đó là đất sét, không phải xương. Ông nhanh chóng báo cho chính quyền địa phương, và trong nhiều tháng sau đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã có một khám phá gây kinh ngạc cho toàn thế giới.

1. Kỳ quan của kỳ quan

Dưới vườn cây ăn trái yên bình của Yang Zhifa là một đội quân nhân tạo: Hàng nghìn binh lính bằng đất nung với kích thước mô phỏng như người thật và hàng trăm con ngựa điêu khắc, cùng với xe ngựa và vũ khí bằng đồng.

Kỳ quan dưới lòng đất này được khai quật cách chưa đầy một dặm (1,6 km) về phía đông của nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử của quốc gia này.

Cho đến nay, quần thể chôn cất này - bao gồm đội quân đất nung 8.000 chiến binh cùng ngựa, vũ khí và lăng Tần Thủy Hoàng - được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Với diện tích lên đến 65 km vuông, đây được xem là khu phức hợp chôn cất lớn nhất thế giới.

Tần Thủy Hoàng không chết ở tuổi 49, ông thực sự bất tử: Kỳ quan dưới lòng đất này là minh chứng! - Ảnh 1.

Kể từ khi được phát hiện vào năm 1974, các tượng ở phía trước đã được phục hồi, trong khi các tượng phía xa hơn đang chờ phục hồi. Cho đến nay, chỉ một phần của quần thể Di sản Thế giới rộng lớn đã được khai quật, và các nhà nghiên cứu tin rằng vẫn còn nhiều hố chưa được khai quật khác. Ảnh:

Tần Thủy Hoàng không chết ở tuổi 49, ông thực sự bất tử: Kỳ quan dưới lòng đất này là minh chứng! - Ảnh 2.

Không phải tất cả các lực lượng quân đội của Tần Thủy Hoàng vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên đều được làm hoàn toàn bằng đất sét. Dưới một chiếc ô bằng đồng, một người lái xe sẽ điều khiển cỗ xe bằng đồng và bằng gỗ lộng lẫy này, được kéo bởi bốn con ngựa đồng. Ảnh: PANORAMA MEDIA / AGE FOTOSTOCK

Tính đến thời điểm hiện tại, 4 hố đã được khai quật: Hố đầu tiên - cho đến nay là lớn nhất - chứa bộ binh; hố thứ hai chứa cung thủ, chiến xa, bộ binh và kỵ binh, và có lẽ đại diện cho một đồn điền. Hố thứ ba, nhỏ hơn nhiều, chứa các quan chức cấp cao và hố thứ tư để trống (một số người cho rằng Tần Vương đã chết trước khi hoàn thành hố thứ tư).

Hơn 2.000 chiến binh đã được phục hồi cho đến nay, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.

"Hàng trăm nghìn công nhân đã được giao nhiệm vụ xây dựng lăng mộ lớn chưa từng thấy trong lịch sử"

Tuy rằng, 8.000 chiến binh bằng đất nung đã được tìm thấy nhưng các nhà khảo cổ nghi ngờ nhiều hố vẫn chưa được khám phá và con số có thể tăng lên nhiều.

 

Đội quân đất nung này được xem là 'kỳ quan của kỳ quan' gây chấn động giới khảo cổ trên toàn thế giới bởi sự kỳ lạ và bí hiểm phi thường.

Sau khi được sơn bằng màu sắc sặc sỡ, các tượng đất nung tượng trưng cho nhiều vai trò và cấp bậc trong đội quân nhà Tần. Chưa hết, 8.000 tượng đất nung là 8.000 vẻ mặt và trang phục khác nhau. Chính điều này đã gây kinh ngạc tột độ cho các nhà khảo cổ học Trung Quốc nói riêng và giới khảo cổ thế giới nói chung.

Bởi việc tạo ra hàng nghìn bức tượng người lính với kích thước thật cùng các chi tiết tỉ mỉ khác biệt để bảo vệ lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng là một việc rất công phu, quy mô lớn, đòi hỏi nhiều bước và sự hợp tác chặt chẽ.

Nguồn tài nguyên khổng lồ và lao động thủ công cần thiết để sản xuất chúng cách đây 2.200 năm đã khiến đội quân đất nung trở thành biểu tượng toàn cầu về quân sự và thành tựu nghệ thuật của triều đại nhà Tần.

Hai kỳ tích vĩ đại nhất của Tần Thuỷ Hoàng

 

Tần Thủy Hoàng sinh ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN. Năm 13 tuổi, ông trở thành vua của nước Tần (vị vua thứ 36 của Tần). Đến năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc và thay vì xưng vương, ông tự tạo ra danh hiệu mới là "Hoàng đế" và gọi mình là Tần Thủy Hoàng (nhằm chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triệu đại trước) - trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy chỉ trị vì trong khoảng thời gian nhắng nhưng triều đại của Tần Thủy Hoàng được đánh dấu bằng những tiến bộ lớn trong việc tập trung quyền lực cũng như các cải cách lớn về chính trị và kinh tế.

Tần Thủy Hoàng không chết ở tuổi 49, ông thực sự bất tử: Kỳ quan dưới lòng đất này là minh chứng! - Ảnh 4.

Chân dung vẽ hồi thế kỷ 19 về Tần Thủy Hoàng tại Bảo tàng cung điện quốc gia, Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc. Nguồn: HERITAGE / SCALA, FLORENCE

Trong thời trị vì của Tần Thủy Hoàng, ông đã làm được 2 công trình còn nổi tiếng đến tận ngày nay, đó chính là Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và Vạn Lý Trường Thành.

Lăng mộ khổng lồ mà ông xây dựng cho mình gần Tây An nói lên nguồn tài nguyên do ông sử dụng: Các nguồn tin cho biết Tần Thủy Hoàng đã thuê hàng trăm nghìn người để xây dựng quần thể yên nghỉ của mình sau này.

 

Việc chế tác hàng nghìn bức tượng là một kỳ công về cả hậu cần và tính nghệ thuật: Nhiều chiến binh cao tới 1,8 mét và nặng khoảng 204 kg. Vẻ đẹp của đội quân đất nung trở nên ấn tượng hơn khi nhìn cận cảnh, cho thấy các chi tiết khác biệt của kiểu tóc, các đặc điểm trên khuôn mặt, các nếp gấp thực tế của quần áo và tàn tích của các chất màu từng được sử dụng trong quá trình nhuộm màu của họ.

Các học giả từ lâu đã tranh luận về các phương pháp đằng sau sự sáng tạo của họ và đã thực hiện các thí nghiệm thực hành để cố gắng thiết kế ngược lại quy trình.

Kỳ tích càng ấn tượng hơn trong bối cảnh Tần Thủy Hoàng đang trị vì. Ngay cả khi giả sử rằng ông đã ra lệnh xây dựng nó trước khi thống nhất Trung Quốc và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 trước Công nguyên, thì cả một quần thể chôn cất khổng lồ này chỉ có vài năm để hoàn thành công trình trước khi ông qua đời, vào năm 210 trước Công nguyên - Chắc chắn đó là khối lượng công việc khổng lồ.

Trong thời gian trị vì của ông, Trung Quốc là một bức tranh khảm của các nền văn hóa, sắc tộc và các tôn giáo. Ý tưởng về một quyền lực chính trị tập trung và độc tài ra lệnh từ một kinh đô xa xôi thông qua các quan chức trong triều vẫn còn xa lạ, rất khó để truyền đạt và thực hiện.

Sự bất tử của Tần vương

 

Các nguồn tài liệu giải thích rằng Tần Thủy Hoàng luôn nung nấu về vị thuốc trường sinh bất tử. Ông muốn có nó để kéo dài tuổi thọ của mình. Ông hạ lệnh cho triều thần ngày đêm tìm kiếm tiên dược.

Các nhà khảo cổ vẫn chưa tự mình khai quật được khu mộ của hoàng đế. Để tạo ra lăng mộ của Tần Vương, các thợ lao động đã đào đến độ sâu 31 mét, sau đó xây lăng mộ trước khi phủ lên nó một gò đất hình kim tự tháp cao hơn 50 mét.

Vì chưa biết bên trong có gì nên giới sử gia Trung Quốc đã có nhiều suy đoán về nó. Nhà sử học Tư Mã Thiên vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên của Trung Quốc đã ghi lại rằng di hài của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể được bảo vệ bởi những con sông thủy ngân và những chiếc bẫy chết người để ngăn chặn những kẻ xâm nhập và bảo vệ giấc ngủ của Tần Vương.

Tần Thủy Hoàng không chết ở tuổi 49, ông thực sự bất tử: Kỳ quan dưới lòng đất này là minh chứng! - Ảnh 5.

Màu sắc tươi sáng vẫn có thể được nhìn thấy trên một tương binh đất nung. Việc tiếp xúc với không khí làm hỏng các sắc tố này, vì vậy các nhà khảo cổ học đang làm việc để bảo tồn những sắc màu 2.200 năm tuổi. Ảnh: ROBERT BURCH / ALAMY / CORDON PRESS

Cách thiết kế quần thể lăng mộ và đội quân đất nung bao quanh đều cho thấy dụng ý sâu xa của Tần Vương khi ông muốn mang về thế giới bên kia đội quân hùng hậu, bảo vệ cho giấc ngủ của mình.

 

Khi còn sống, quần thể đó nhằm mục đích củng cố quyền lực của ông như một sự thể hiện phi thường về uy thế của một vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng 'hô mưa gọi gió', huy động tất cả vật liệu, nhân công và kiến ​​thức cần thiết để tạo ra thứ gì đó với quy mô và vẻ đẹp lộng lẫy vô song.

Tần Thủy Hoàng vẫn luôn ám ảnh về sự bất tử. Nhưng cuối cùng ông chết vì được cho là uống tiên dược mang lại bất tử - Tần Vương mất ngày 11 tháng 7 năm 210 TCN - ở tuổi 49.

Thất bại vì sự trường sinh nhưng cuối cùng, đội quân đất nung của ông với hơn 8.000 chiến binh, 600 con ngựa và 100 cỗ xe đã mang lại cho ông sự bất tử - Bất tử trong cái nhìn ngưỡng mộ của hậu thế; và bất tử trong những câu hỏi liên tục đặt ra trong đầu các nhà khoa học thời hiện đại. Chỉ riêng quần thể chôn cất vĩ đại này đã nhắc nhở các thế hệ tương lai về sự vĩ đại của ông.

Lần đầu tiên: Giải mã cách nghệ nhân tạc tượng binh lính

Được mệnh danh là "kỳ quan thứ 8 của thế giới", đội quân đất nung 8.000 người của Tần Thủy Hoàng trong những năm qua quả thực đã thu hút không biết bao nhiêu du khách trên toàn thể giới. Mọi người rất kinh ngạc và không thể tưởng tượng nổi bằng cách nào mà người Tần lại sản xuất ra một sản phẩm công nghệ vượt thời đại như vậy.

 

Làm thế nào mà người ta có thể tập hợp các nguyên liệu thô, bí quyết kỹ thuật và lao động để xây dựng hàng nghìn binh lính có kích thước sống vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên?

Chế tạo quân đội đất nung đòi hỏi một hệ thống sản xuất hàng loạt được tiêu chuẩn hóa, cùng với việc điều hành toàn bộ công việc ở mức công suất cực cao. Các nghiên cứu kỹ thuật đảo ngược được thực hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học (bao gồm cả tác giả của bài báo này) đã cố gắng tái tạo lại cách thức tạo ra những đồ tạo tác này, dựa trên phân tích khoa học của họ.

Họ đã đề xuất rằng lực lượng lao động được tổ chức thành các đội tương đối nhỏ, làm việc song song để sản xuất các bộ phận riêng biệt. Các chiến binh không được sản xuất và lắp ghép trong cùng một xưởng; thay vào đó, các nhóm nghệ nhân riêng biệt, mỗi người đứng đầu bởi một bậc thầy, tập hợp từng chiến binh một, từng tượng được tô vẽ khác nhau, rồi được đưa xuống hố.

Tương tự như vậy, vũ khí mà các tượng binh nắm giữ ban đầu có thể được chế tạo trong các loại quân trang khác nhau, được thu thập, và sau đó được “gán” cho mỗi tượng binh.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học cung cấp hình ảnh các bước chế tác tượng binh Tần Thủy Hoàng (thông qua các nghiên cứu từng tượng binh và ứng vời thời đại nhà Tần cách đây hơn 2.000 năm):

 

- Đầu tiên là nhào nặn đất - Sau đó là đúc khuôn từng bộ phận - Ghép lại thành tượng có kích cỡ người lớn.

Minh họa bởi: WILLIAM BORREGO / NAT GEO

Minh họa bởi: WILLIAM BORREGO / NAT GEO

- Tiếp theo là làm tượng đầu riêng - Sau đó đem nung - Rồi lắp đầu tượng vào thân tượng - Nghệ nhân sẽ tô vẽ với các màu sắc khác nhau.

Minh họa bởi: WILLIAM BORREGO / NAT GEO

Minh họa bởi: WILLIAM BORREGO / NAT GEO

Người ta thường nói về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng rằng không có bất kỳ bức tượng nào giống nhau hoàn toàn trong số 8.000 tượng đó.

 

Mặc dù có lẽ khó tin rằng hàng nghìn chiến binh đều là chân dung của các cá nhân, nhưng rõ ràng là nghệ nhân xưa đã nỗ lực rất nhiều trong việc tạo ra những nét độc đáo cho hàng nghìn tượng này với những nét mặt/biểu cảm và cấp bậc quân lính khác nhau - Và điều này chính là 'kỳ quan sáng tạo' của nghệ nhân nhà Tần.

Các cấp bậc trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đi từ trái qua, từ trên xuống. Nguồn: DAVID DAVIS / ALAMY / CORDON PRESS

Các cấp bậc trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đi từ trái qua, từ trên xuống. Nguồn: DAVID DAVIS / ALAMY / CORDON PRESS

Mặc dù hàng triệu khách du lịch đến thăm quần thể đội quân đất nung hàng năm nhìn thấy hàng ngàn khuôn mặt này hiện ra trước mắt họ như một cảnh tượng khó quên, nhưng những bức tượng đất nung này không được tạo ra cho con mắt của người sống.

Họ là những chiến binh cho thế giới bên kia. Dầu vậy, trải nghiệm thị giác của du khách hiện đại, nhìn ra những hàng binh lính vô tận, là một đặc ân mà ngay cả bản thân hoàng đế cũng có thể không được trải qua.

Bất chấp mong muốn trường sinh bất tử của Tần Thủy Hoàng, khu phức hợp hoành tráng đã phải đối mặt với nguy hiểm ngay từ đầu. Không lâu sau khi hoàng đế băng hà, nhà Tần sụp đổ, được thay thế bởi nhà Hán. Trong sự hỗn loạn của quá trình chuyển đổi đó, có bằng chứng cho thấy các hố đã bị hư hại do lũ lụt và hỏa hoạn.

 

Điều đó khiến giới khảo cổ Trung Quốc đang làm việc ngày đêm để bảo vệ quần thể thiêng này. Bởi chỉ có kỳ quan dưới lòng đất này mới có thể kể những câu chuyện cách đây hàng nghìn năm, về một vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm