Tây Du Ký: Lộ diện nhân vật khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế kính nể
Kẻ khiến Tôn Ngộ Không chết hụt lợi hại thế nào? / Mắt thần của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký" phải xếp sau 4 thần nhãn lợi hại này!
Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn là người đứng thứ nhất trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh.
Người được sinh ra từ khí gốc đầu tiên của vũ trụ, là thái cực khí nguyên gốc trước khi phân chia thành lưỡng nghi âm dương.
Tam Thanh sinh hoá mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh.
Ngọc Hoàng Thượng đế là vua ở thiên đình, cũng là do Tam Thanh chỉ định. Như thế Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn chính là đấng tối cao của Đạo giáo.
Nguyên Thủy Thiên Tôn được xem như một vị đạo nhân sáng lập ra Xiển giáo, một giáo phái nơi mà tín đồ là các đạo sĩ tu chân học đạo tọa lạc tại Ngọc Hư Cung, đó là một chốn thần tiên quanh năm được sương mù bao phủ.
Nguyên lý của Xiển giáo quy tắc rất nghiêm ngặt. Thường chọn lọc đệ tử rất kỹ lưỡng, phải là người có phẩm chất trong sáng, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp và dạy dỗ.
Đệ tử của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn gồm gồm 12 vị đại tiên (còn gọi là Thập nhị kim tiên).
- Quảng Thành Tử ở động Vân Tiêu núi Thái Hoà (sư phụ của Ân Giao).
- Hoàng Long chân nhân ở động Ma Cô núi Nhị Tiên.
- Xích Tinh Tử ở động Đào Nguyên núi Cửu Tiên (sư phụ của Ân Hồng, Dương Nhậm).
- Cụ Lưu Tôn ở động Phi Vân núi Giáp Long (sư phụ của Thổ Hành Tôn) (dựa trên Phật Câu Lưu Tôn).
- Thái Ất chân nhân ở động Kim Quang núi Càn Nguyên (sư phụ của Na Tra, Kim Hà Đồng Tử).
- Linh Bảo đại pháp sư ở động Nguyên Dương núi Không Động (có thể dựa trên Linh Bảo Thiên Tôn).
- Văn Thù quảng pháp thiên tôn ở động Vân Tiêu núi Ngũ Long (sư phụ của Kim Tra) (dựa trên Văn Thù Bồ Tát).
- Phổ Hiền chân nhân ở động Bạch Hạc núi Cửu Cung (sư phụ của Mộc Tra) (dựa trên Phổ Hiền Bồ Tát).
- Từ Hàng đạo nhân ở động Lạc Già núi Phổ Đà (sư phụ của Long Cát) (dựa trên Quan Âm Bồ Tát).
- Ngọc Đỉnh chân nhân ở động Kim Hà núi Ngọc Tuyền (sư phụ của Dương Tiễn).
- Đạo Hạnh thiên tôn ở động Ngọc Ốc núi Kim Đình (sư phụ của Hàn Độc Long, Tiết Ác Hổ, Vi Hộ).
- Thanh Hư đạo đức chân quân ở động Tử Dương núi Thanh Phong (sư phụ của Dương Nhậm, Hoàng Thiên Hóa, Bạch Vân Đồng Tử).
Ngoài ra còn một số đệ tử khác:
- Vân Trung Tử ở động Ngọc Trụ núi Chung Nam (sư phụ của Lôi Chấn Tử).
- Nam Cực Tiên Ông hầu hạ sư phụ tại Ngọc Hư cung.
- Khương Tử Nha (sư phụ của Võ Cát, Long Tu Hổ, Tử Hà Quận chúa).
- Thân Công Báo - phản đồ Xiển giáo, gia nhập Triệt giáo, sau được phong thần Phân Thủy tướng quân.
- Đặng Hoa - đệ tử thứ năm của Ngọc Hư cung, bị Tân Hoàn giết và sau được phong thần Đẩu bộ
Tồn tại cùng với Xiển giáo của Nguyên Thủy Thiên Tôn là Triệt giáo do Thông Thiên giáo chủ thành lập, đây là một giáo phái tương tự như Xiển Giáo.
Ngày trước hai vị giáo chủ và sư huynh Thái Thượng Lão Quân đều học cùng một thầy là Hồng Quân Lão Tổ, nhưng vì đối kháng nhau nên đi theo con đường riêng mà hình thành hai đạo phái khác nhau.
Tất cả thành viên trong giáo phái do ông chỉ định đều có nhiệm vụ phò trợ Tây Bá Hầu Cơ Xương cùng các chư hầu dấy binh phạt Trụ và đó cũng cuộc chiến tranh của các thần tiên vào khoảng 1.000 năm TCN.
Trong trận chiến Vạn Tiên, các học trò của Triệt giáo bị 4 thanh gươm thần giết hại. Những vị đạo sĩ, học trò trong Triệt giáo hầu hết là các loài vật tu luyện thành, cho nên sau khi chết hiện nguyên hình là các giống vật đó.
Nhị thập bát tú là 28 học trò trong Triệt giáo thiệt mạng, vốn họ đã có tên sẵn trong bảng Phong thần, chỉ đợi lúc lâm nạn thì hồn phách trở về cai quan địa vị của mình được giao phó.
Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn đứng đầu Xiển giáo, tôn chỉ trong tu hành là chọn người có đức hạnh, cốt cách đặc biệt mới thu nhận làm đệ tử và truyền dạy.
Thông Thiên Giáo Chủ cho rằng chúng sinh bình đẳng, ai có đức, có khát vọng, nỗ lực kiên trì không ngại gian khổ thì đều được cho tu tập. Vì vậy ông cho rằng 2 vị sư huynh hà khắc trong việc chọn đệ tử. Chính điều đó dẫn đến mâu thuẫn dẫn đến trận đấu Tru Tiên và Vạn Tiên để cản bước Khương Tử Nha tiến vào Triều Ca giết chết Trụ Vương.
Cuối cùng trận chiến này phần thắng thuộc về phía Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, tịch thu 4 thanh gươm báu là Tru tiên, Lục tiên, Hãm tiên, Tuyệt tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ