Mắt thần của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký" phải xếp sau 4 thần nhãn lợi hại này!
Lai lịch thần bí của Tôn Ngộ Không khiến người người sửng sốt / Sự thật 'té ngửa' về võ công của Tôn Ngộ Không
Tây Du Ký là một trong "tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa. Đây là bộ tiểu thuyết kinh điển mà mọi lứa tuổi đều thích. Là một tiểu thuyết thần thoại, Tây Du Ký có rất nhiều sự kiện kỳ lạ, tình tiết bí ẩn khiến nhiều người thắc mắc. Trong số đó, năm loại thần nhãn cũng là điều bí ẩn khiến không ít người tò mò liệu nó lợi hại đến đâu.
Hỏa Nhãn Kim Tinh
Nói đến các thần nhãn trong Tây Du Ký phải kể đến Hỏa Nhãn Kim Tinh, Pháp Nhãn, Tuệ Nhãn, Âm Dương Nhãn và Phật Nhãn. Đây đều là những thần nhãn lợi hại với công dụng giúp diệt yêu trừ ma. Hầu Vương Tôn Ngộ Khônglà chủ nhân của Hỏa Nhãn Kim Tinh - 1 trong 5 nhãn thần. Thế nhưng ít ai biết rằngHỏa Nhãn Kim Tinh lạilà loại thần nhãn yếu nhất trong 5thần nhãn của Tây Du Ký.
Tôn Ngộ Không khi sử dụng mắt thần.
Theo lời nguyên tác miêu tả: "Chỉ một quẻ gió, có gió không lửa. Gió thổi khói lên, khiến đôi mắt bị hun đỏ, hại thành một cái tật ở mắt, tự xưng là Hỏa nhãn kim tinh". Vì thế mà Hỏa nhãn kim tinh của Tôn Ngộ Không chỉ là đôi mắt đỏ do bị khói hun hỏng mà thôi.
Âm Dương Nhãn
Âm Dương Nhãn là loại mắt có thể thấy những thứ mà mắt trần của người bình thường không thể thấy được. Người sở hữu Âm Dương Nhãn chính là Nhị Lang thần Dương Tiễn với thần nhãn trên trán.
Thần nhãn này vừa có thể làm vũ khí chiến đấu, vừa có công dụng như gương chiếu yêu của Lý Thiên Vương. Khi Tôn Ngộ Không giao chiến với Dương Tiễn, Hầu Vương đã dùng đủ phép biến hóa nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự kiểm soát của Âm Dương Nhãn trên trán của Dương Tiễn.
Hay trong trận chiến với Cửu Đầu Trùng, chính Dương Tiễn đã dùng Âm Dương Nhãn tiêu diệt hắn, giúp Ngộ Không đoạt lại được Xá Lợi cho nước Ô Kê.
Pháp Nhãn
Pháp Nhãn là vũ khí lợi hại, có thể phân biệt được thiện - ác và có thể nhìn thấy sự việc ở quá khứ hoặc tương lai trong vòng 500 năm. Người tu luyện được loại Pháp nhãn này chính là Bồ Đề Tổ Sư.
Năm đó khi quyết định đuổi Ngộ Không, ông đã nói: "Ngươi đi lần này chắc chắn gây họa, tuyệt đối không được nhắc đến tên ta, nếu chỉ nói ra nửa chữ, ta cũng sẽ biết". Dựa vào lời nói và hành động của Bồ Đề Tổ Sư có thể hiểu được rằng ông vốn đã nhìn thấy tương lai của Ngộ Không, thậm chí khi nhận Ngộ Không làm đệ tử là do ông đã làm theo những những gì mà mình nhìn thấy trước.
Tuệ Nhãn
Chủ nhân của Tuệ Nhãn chính là Phật Tổ Như Lai. Trong một kiếp nạn toàn bộ binh khí bị Thanh Ngưu Tinh dùng Kim Cang Trác hút lấy mất, Ngộ Không đã chạy đến Linh Sơn xin cứu trợ. Khi đó Phật Tổ Như Lai đã dùng Tuệ nhãn xem xét và biết được chủ nhân của Thanh Ngưu chính là Thái Thượng Lão Quân. Vì thế mà Phật tổ không tiện ra tay giúp đỡ Ngộ Không, chỉ bảo Thập Bát La Hán mang mười tám viên Kim đơn sa tặng Lão Quân làm lễ vật ra mặt.
Phật Nhãn
Nếu như Hỏa Nhãn Kim Tinh là thần nhãn yếu nhất thì Phật Nhãn được miêu tả là thần nhãn lợi hại nhất trong Tây Du Ký. Phật nhãn có thể phân biệt trắng - đen, thấy tất cả mọi thứ mà mọi loại mắt nhìn thấy, có thể nhìn thấu sự tương đối của tất cả các quan niệm mà mọi người đề cập đến.
Dưới ánh mắt của Phật nhãn, mọi thứ đều không tồn tại, kể cả "không" cũng không tồn tại. Bởi vì "không" chính là Phật, Phật chính là "không". Vì thế nên trong trận chiến phân thật giả với Lục Nhĩ Mỹ Hầu, không ai phân biệt được đâu mới là Tôn Ngộ Không thật, đâu là Tôn Ngộ Không giả. Sau cùng, Tôn Ngộ Không phải nhờ đến Phật Tổ Như Lai dùng đến Phật Nhãn mới phân biệt được Tôn Ngộ Không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc