Khám phá

Thái giám và cung nữ Trung Hoa cổ đại chấp nhận "se duyên bầu bạn" cùng nhau: Là vì giải quyết nhu cầu sinh lý hay còn vì nguyên nhân khác?

Tình trạng thái giám không có vợ, cung nữ không có chồng đã khiến họ phải tìm đến cái gọi là "Đối thực".

Nếu người này chết dưới tay Quan Vũ, lịch sử thời Tam Quốc có lẽ đã phải viết lại / Lý giải nguyên nhân các vụ xác chết 'đập quan tài sống lại'

Người ta thường nói, trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng. Nhưng vào thời Trung Hoa cổ đại có 2 dạng người không thể thực hiện vấn đề có thể được xem như "chân lý" đó là: Một là thái giám và dạng người còn lại là cung nữ.

Hầu như ai cũng biết, từ khi trở thành thái giám (hoạn quan) thì cơ thể của họ đã khiếm khuyết, không thể xem như một người đàn ông thực thụ, nên họ không thể nào kết hôn với nữ nhân. Thêm nữa, thái giám chỉ sống trong cung khó có điều kiện cưới vợ nạp thiếp như các nam nhân bình thường.

Theo quan điểm sinh lý, mặc dù bộ phận sinh dục của thái giám đã bị loại bỏ nhưng các tuyến sinh dục vẫn còn, các hoocmon vẫn được sản sinh liên tục, điều này có thể dẫn đến phát sinh các nhu cầu tình dục. Về quan điểm tâm lý, thái giám phải thường xuyên chứng kiến các cuộc ân ái giữa Hoàng đế và hậu phi, vấn đề này có thể kích thích họ nảy sinh ham muốn tình dục.

Còn cung nữ, số lượng cung nữ trong hoàng cung rất nhiều, trong khi đó số lượng nam nhân lại hiếm hơn. Đó là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết các cung nữ không kết hôn. Ngoài ra, các cung nữ may mắn được Hoàng đế sủng hạnh rất hiếm.

Ngoài nhu cầu sinh lý, các cung nữ vẫn luôn hi vọng có người để tâm sự và dựa dẫm mỗi khi khó khăn. Họ vốn là những cô nương yếu đuối, vào cung từ bé và phải sống xa gia đình. Không thể gặp cha mẹ và người thân trong thời gian quá dài, khiến họ cảm thấy cô đơn trống trải, mong muốn có người bên cạnh bầu bạn để vơi sầu.

Thái giám và cung nữ Trung Hoa cổ đại chấp nhận "se duyên bầu bạn" cùng nhau: Là vì giải quyết nhu cầu sinh lý hay còn vì nguyên nhân khác? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Tình trạng thái giám không có vợ, cung nữ không có chồng đã khiến họ phải tìm đến cái gọi là "Đối thực", nhằm an ủi nỗi cô đơn trống vắng nơi thâm cung. Ban đầu, cụm từ "Đối thực" được dùng để mô tả hành vi đồng tính luyến ái nữ giữa các cung nữ, về sau lại được mặc định cho mối quan hệ giường chiếu giữa cung nữ và thái giám.

"Đối thực" xuất hiện sớm nhất là vào thời nhà Hán. Lúc mới xuất hiện "Đối thực" diễn ra theo nghĩa đen, chỉ đơn giản là thái giám và cung nữ ăn cơm cùng nhau nhưng không ngủ chung, cũng không bao gồm chuyện ân ái giường chiếu.

Đến thời nhà Minh, tình trạng "Đối thực" giữa cung nữ và thái giám trở nên phổ biến hơn. Thậm chí nếu một người cung nữ vào cung quá lâu mà không trải qua "Đối thực" thì sẽ bị người xung quanh cười nhạo là đồ phế vật.

Thông thường, những cặp đôi "Đối thực" sẽ chăm sóc lẫn nhau, thái giám giúp cung nữ làm một số công việc nặng nhọc, còn cung nữ sẽ giúp thái giám khâu vá quần áo hay chuẩn bị thức ăn ngon cho đối phương.

 

Về sau, thái giám và cung nữ chỉ gần gũi vì muốn thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu sinh lý thông qua kích thích thị giác và xúc giác.

Tuy nhiên cũng có trường hợp thái giám và cung nữ thật sự phải lòng nhau thì họ sẽ được tác hợp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm