Thí sinh thi trượt của triều Thanh đưa ra 3 sách lược trị quốc lớn, Càn Long rất hài lòng và đã chém đầu ông
Ảnh màu cực hiếm ghi lại cận cảnh lễ đăng cơ của Hoàng đế Phổ Nghi: Bức thứ 3 chứa chi tiết đắt giá / Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lấy liền 2 người em trai, kết hôn cận huyết nguy hiểm tới mức nào? Chỉ cần nhìn 4 người con của họ là đủ hiểu
Đầu tiên cần giới thiệu đôi chút về nhân vật chính ngày hôm nay. Ông tên Ngô Anh, đèn sách cả cuộc đời nhưng mãi mà chẳng thi đỗ. Cuối cùng làm một học giả du ngoạn khắp dân gian, cũng được coi là người có nhiều học thức trong thiên hạ. Năm Càn Long thứ 45, ông đã đưa ra một số những kiến nghị về trị quốc lên Tuần phủ Quảng Tây, đồng thời nhờ Tuần phủ đệ lên cho Hoàng Thượng. Hoàng thượng xem xong cực kỳ hài lòng và đã ban cho Ngô Anh một phần thưởng lớn nhất, đó chính là chém đầu Ngô Anh.
Ảnh minh họa.
Trước tiên, hãy xem xem 3 sách lược trị quốc đó là gì. Đầu tiên là thuế má mà người dân phải đóng thực sự quá cao, vì thế ông kiến nghị triều đình nên giảm thuế cho người dân, để người dân dễ thở hơn. Điều thứ hai là thiên tai ở vùng Quảng Tây tương đối nhiều, vì thế cuộc sống của mọi người thực sự rất khó khăn, khi mọi người không có lương thực sẽ rất dễ gây ra binh biến.
Thế nên ông kiến nghị nên xây dựng các kho lương thực ở các địa phương trong cả nước, như thế thì ở đâu có thiên tai thì ở đó sẽ có thể cứu viện kịp thời. Điều thứ ba, ở Quảng Tây có rất nhiều người trồng nha phiến, thứ này rất có hại cho sức khỏe của con người, vì thế mong triều đình có thể đưa ra các điều luật cấm người dân trồng nha phiến.
Thực ra 3 điều này có thể nói đều là những quyết sách chính xác, đúng đắn nhằm vào các điểm yếu khi ấy nhưng khi Tuần phủ Quảng Tây đọc xong lại có suy nghĩ hoàn toàn khác, đây hoàn toàn không tốt cho Đại Thanh, vì thế đã dâng tấu lên cho Càn Long. Trong tấu ông viết: Chính là tên thí sinh thi trượt này lại nói ra rất nhiều khuyết điểm của triều Thanh, thực sự đáng hận.
Từng câu từng chữ đều đang thể hiện ra sự không tôn trọng, bất kính với Hoàng Thượng, hơn nữa tên thí sinh thi trượt còn dám bình luận triều chính ư? Há chẳng phải thiên hạ đại loạn rồi sao? Vì thế đã giao nộp Ngô Anh cho Càn Long để ông xem xử lý thế nào.
Sau khi Càn Long đọc được bức tấu này cũng thực sự đã thấy được nhiều điểm thiếu sót nhưng Càn Long lại là một người thích sĩ diện, biết bản thân mình còn thiếu sót, trị quốc chưa toàn, ta biết ta còn kém ta có thể sửa nhưng người này có thể nhìn ra được những thứ này quả thực không hề tầm thường.
Nhưng kẻ này không thể giữ vì sợ hắn sẽ đưa ra những thiếu sót trầm trọng nào khác của mình, đến lúc ấy thì khó mà có thể cứu vãn được. Thế nên ý của Càn Long là không được thả đi, nếu không ngộ nhỡ tin tức lộ ra thì không hay, tốt nhất là giết luôn đi.
Vì thế, nhìn bề ngoài có vẻ như Càn Long không biết tiếp thu những chỉ dạy của người khác, không nhận lỗi sai của mình nhưng thực chất nhìn từ góc độ lịch sử mà nói thì ông đang nghĩ cho chính bản thân mình, bởi thiên hạ do ông thống trị nếu xảy ra chút vấn đề gì thì người đời sau sẽ phê bình ông.
Những vấn đề như thế này tuyệt đối không được xuất hiện trong triều chính, nếu có thể xử lý vấn đề một cách lặng lẽ thì xử lý. Nếu như để những vấn đề này lên triều thì quả thực không tôn trọng hoàng đế chút nào, thể diện của hoàng đế còn biết để vào đâu. Tuy rằng Càn Long rất hài lòng về những đối sách này nhưng vẫn ra lệnh chém đầu người đưa ra những đối sách đó.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ