Khám phá

Thích thú rùa bị bạch tạng nhưng có màu vàng siêu hiếm

Màu vàng bắt mắt của chú rùa này thực ra lại là một điểm yếu chí mạng đối với cuộc đời của nó.

Khám phá tư duy toán học của người xưa qua các bảng cửu chương độc đáo nhất thế giới / Thứ nguy hiểm nhất trên Trái Đất

Chú rùa màu vàng óng mắc chứng bạch tạng được tìm thấy ở một ngôi làng gần Balasore, Ấn Độ đã gây xôn xao trong cộng đồng dân cư địa phương.

Chú rùa bạch tạng với màu vàng óng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.
Chú rùa bạch tạng với màu vàng óng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.

Tuy nhiên, màu sắc của mai và thân cho thấy con vật thiếu khả năng ngụy trang, hòa lẫn vào thiên nhiên để tránh các mối nguy hiểm từ những kẻ săn mồi.

Chuyên gia về động vật hoang dã người Ấn Độ Prakash Mardaraj cho biết chứng bạch tạng rất hiếm gặp ở động vật nói chung và loài rùa nói riêng. Ông Mardaraj cho biết: “Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp. Bạch tạng là một chứng rối loạn bẩm sinh, đặc trưng bởi việc thiếu hoàn toàn hoặc một phần các sắc tố trong da, tóc và mắt. Điều này do tyrosine, một loại enzim có liên quan đến quá trình sản sinh melanin trong cơ thể, bị lỗi hoặc thiếu”.

Ông Bhanoomitra Acharya, một chuyên gia khác trong lĩnh vực này, cho hay: “Toàn bộ phần mai và thân của con rùa được giải cứu đều có màu vàng. Đây là một chú rùa hiếm gặp, tôi chưa bao giờ gặp một con rùa nào như vậy”.

Những hình ảnh đầu tiên về chú rùa bạch tạng đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng, trong đó có một đoạn video quay cảnh chú rùa bơi trong một vùng nước nhỏ đã thu về hơn 30.000 lượt xem. Hiện chú rùa này đã được trao cho các nhân viên bao vệ động vật để tiếp tục chăm sóc.

 

Hồi đầu năm nay, chú đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới có tên là Alba được mọi người nhìn thấy trong rừng sau khi người ta thả nó về thế giới hoang dã vào tháng 12/2018.

Alba là con đười ươi bạch tạng duy nhất được biết đến cho tới nay.
Alba là con đười ươi bạch tạng duy nhất được biết đến cho tới nay.

Hồi năm 2017, Alba từng được đưa vào khu bảo tồn để chăm sóc sau khi bị bắt nhốt làm thú cảnh cho một nhà dân ở vùng Borneo, Kalimantan, Indonesia.

“Sau khi nhận thấy Alba có thể xây tổ, sinh trưởng độc lập và không còn dựa vào sự hỗ trợ của con người, chúng tôi kết luận rằng Alba có thể sống tốt trong rừng”, chuyên gia Indra Exploitasia nhận định.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm