Khám phá

Thứ gỗ quý hiếm được ví là 'Vương mộc', ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg

Đây là một loại cây gỗ cực kỳ quý giá và đắt đỏ thuộc vào hàng bậc nhất thế giới bởi những công dụng mà nó có thể mang lại cho đời sống của con người.

Đội công nhân vô tình thấy gỗ quý dài gần 2m, chuyên gia nhận định là 'bảo vật' hiếm có khó tìm / Lão nông vớt được khúc gỗ nặng 600kg ở ven sông: Cưa 1 miếng ra, ngã ngửa là gỗ quý đắt đỏ bậc nhất

Trong nhiều loại gỗ quý hiếm đang tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, cây đàn hương được đánh giá là loại cây cho gỗ quý hiếm và có giá trị rất cao, được rất nhiều người ưa chuộng và tìm cách săn lùng bằng được.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 1

Cây đàn hương có tên khoa học là Santalum Album, là loại cây lấy gỗ thuộc chi Đàn hương, nếu trưởng thành hoàn toàn sẽ có chiều cao trên 10m. Loài cây này vốn có hình dáng bên ngoài khá tầm thường, dễ nhầm lẫn với nhiều loài cây mọc hoang dã khác. Tuy nhiên ẩn sâu bên trong là những giá trị và lợi ích kinh tế không thể đong đếm.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 2

Tuy là cây thân gỗ, thế nhưng cây đàn hương lại vừa hút dinh dưỡng trong đất, lại vừa ký sinh trên một phần bộ rễ của các loài cây khác sống xung quanh. Do đó người ta gọi loài cây này là loài cây bán ký sinh.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 3

Trước đây ở Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều cây đàn hương, nhưng mọc rải rác chứ không quá dồi dào. Sau này Tiến sĩ Vũ Văn Thoại là người đầu tiên đã đưa giống cây Đàn hương của Ấn Độ về trồng rộng rãi trong nước, nhờ đó khiến Việt Nam hiện có đến hơn 3.000 hecta diện tích trồng cây đàn hương đạt chất lượng cao.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 4

Hiện tại cây đàn hương được nghiên cứu, trồng rộng rãi ở một số tỉnh thành như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... vì những nơi này có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tương đồng với Ấn Độ. Do đó giống cây Đàn hương nhập từ Ấn Độ sẽ rất thích hợp để phát triển và cho năng suất cao.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 5

Khắp thân cây và rễ của đàn hương đều chứa một loại tinh dầu màu vàng, có mùi thơm rất đặc trưng. Bên cạnh đó, tất cả các bộ phận của cây đều quý giá, có thể sử dụng được mà không bỏ đi một chút nào. Rất hiếm có loại cây nào trên khắp thế giới làm được như vậy.

 

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 6

Cụ thể, lõi cây đàn hương được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp; rễ cây được chiết xuất lấy tinh dầu phục vụ ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm; các cành nhỏ của cây được dùng để làm mỹ phẩm, thuốc chăm sóc da, hương nhang để cúng bái; lá cây đàn hương có thể dùng pha trà thảo mộc uống hàng ngày; quả và hạt cây có thể dùng để làm thức ăn,...

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 7

Tất cả những giá trị trên đã khiến cây đàn hương trở thành loài thực vật quý hiếm trên đời, được săn lùng ráo riết và có giá trị kinh tế cao. Đối với 1kg lõi gỗ đàn hương đã có giá lên tới 350$/kg, rễ cây có giá 250$/kg, cành nhỏ có giá 50$/kg, quả và hạt có giá 150$/kg, lá cây có giá 5$/kg. Trong đó tinh dầu đàn hương là thứ có giá trị cao nhất với giá lên tới 4500$/kg.

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 8

Chính vì lẽ đó mà việc trồng cây đàn hương đã giúp mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân, từ đó đem lại nguồn thu lớn cho địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng cường kinh tế bền vững hơn.

 

Thứ gỗ quý hiếm được ví là “Vương mộc”, ở Việt Nam không hiếm, giá hàng chục triệu đồng/kg - 9

Loại cây này được người Ấn Độ quý hơn vàng, xuất hiện thường xuyên trong những nghi lễ tôn giáo quan trọng của quốc gia, đặc biệt là trong đạo Phật và Hindu giáo. Ấn Độ vì thế cũng có thể được coi là quê hương của gỗ đàn hương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm