Tòa tháp 9 tầng ở Hải Dương chứa 162 tượng thếp vàng: Nhân lời tụng niệm lên 3.542.400 lần
Bí ẩn 'bể xương người' tại ngôi chùa nghìn năm tuổi xứ Đoài / Lời giải cho ngôi chùa và tượng phật 'ngàn năm tuổi' dưới đáy biển
Cửu phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ.
Cửu phẩm Liên Hoa được xem là một kiến trúc độc đáo trong hệ thống điêu khắc và kiến trúc chùa tháp Việt Nam. Hiện nay ở nước ta chỉ còn lại 3 toà Cửu phẩm Liên Hoa có niên đại trong khoảng từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XVIII.
Trong đó, toàCửu phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọđược xem là nổi bật hơn cả khi mang trên mình không chỉ những tạo tác tinh xảo đầy tính mỹ thuật, mà còn là biểu trưng mang giá trị văn hoá vô giá.
Chùa Động Ngọ (hay còn gọi là chùa Phẩm hay chùa Cập Nhất) là nơi lưu giữ món bảo vật vài trăm năm tuổi này. Ngôi chùa toạ lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến (trước thuộc huyện Thanh Hà, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương), được xây dựng từ thời vua Đinh (năm 971). Trên thực tế, chùa Động Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương.
Cổng Tam quan chùa Động Ngọ. (Nguồn: Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
"Thái Bình nhị niên thừa Khuông Việt chỉ truyền hạ chiếu tạo tự.
Đại Chính nguyên niên sắc tỷ kỳ ly tự Đào Chu trụ trì"
Đó là dòng chữ khắc trên nóc chùa, mô tả chùa được nhà sư Khuông Việt khởi dựng vào năm 971. Đến năm 1530 nhà sư Đào Chu trụ trì tại đây đã trùng tu lại chùa. Chùa nhiều lần được trùng tu vào các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trải qua hơn 1000 năm; chùa Động Ngọ được xem là trung tâm Phật giáo lớn của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử(1).
Chùa Động Ngọ có mang kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa cổ thế kỷ thứ X. Cửa chính được xây theo kiểu gác chuông hai tầng, bốn mái chồng diêm, trên có treo một quả chuông cao 1,5m, đúc năm Gia Long thứ 12 (tức năm 1813). Bước qua cổng sẽ thấy toà tiền đường 5 gian 2 chái, cửa bức bàn, hai bên sân là hai giếng tròn nhỏ được trang trí bằng nhiều trục đá, cối đá.
Tiếp đến là Nhà tam bảo rộng 4 gian có 21 bức tượng thờ xếp thành các lớp mang tới sự ấn tượng mạnh đối với du khách khi đến vãn cảnh chùa. Sau tam bảo là tổ đường 3 gian 4 mái, tọa lạc trên nền rất cao, phía trước có hai cây đại cổ thụ trên 300 năm tuổi.
Không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hoá cùng hàng trăm pho tượng phật quý giá, chùa Động Ngọ còn nổi bật với toà Cửu phẩm Liên Hoa – một công trình mỹ thuật đặc sắc bậc nhất, được dựng từ thời Lê Sơ.
Tấm bia "Kiến khai Cửu Phẩm Liên Hoa bi ký" có từ năm Chính Hòa thứ 13 (năm 1692, đời vua Lê Hy Tông) đã xác nhận niên đại của Cửu phẩm Liên Hoa, bia ghi: "Dân lành Cập Nhất có trí mộ đạo đã cùng nhau làm việc thiện quyên tiền góp gỗ, chung sức lực và mời mấy vị hòa thượng có tín nhiệm của phái Trúc Lâm là thiền sư Chân Nguyên về dựng cây Cửu phẩm liên hoa vào mùa xuân năm Nhâm Thân, Chính Hòa thứ 13".
Như vậy tòa Cửu phẩm do Hòa thượng Chân Nguyên tạo dựng vào năm Chính Hòa thứ 13 (năm 1692). Để xây dựng tòa cửu phẩm này, ông đã đi khắp nơi tìm thợ, trong đó có cả những nghệ nhân tên tuổi từ kinh đô. Công trình được khởi công xây dựng năm 1688, đến năm 1692 mới hoàn thành. Dù đã hơn 300 năm tuổi nhưng Cửu phẩm Liên Hoa vẫn giữ nguyên được những đường nét tinh xảo.
Cửu phẩm Liên Hoa là một kiến trúc vô cùng độc đáo của chùa Động Ngọ. (Nguồn: Báo Hải Dương)
Cửu Phẩm Liên Hoa là một dạng tháp hết sức đặc biệt. Tháp nội tiếp trong một nhà phẩm thông ba tầng, mỗi tầng 4 mái, được thiết kế dạng hình lục lăng hoặc hình bát giác với chín tầng hoa sen trên một cái trục được nối từ đất đến trần của tòa nhà. Theo các ghi chép cổ thì toà tháp có thể xoay – đây là một trong những điểm độc đáo của kiến trúc phật giáo thời Lê Sơ. Điều này được các nhà nhà nghiên cứu lý giải rằng: Các đỉnh của các đa giác được thiết kế với những trụ chống đỡ nên toà tháp có thể quay một cách dễ dàng.
Tháp Cửu phẩm Liên Hoa được làm bằng gỗ, ngoài ra còn một loại khác được xây bằng gạch đá, nên không quay. Các dạng tháp quay này được đoán định ra đời sớm nhất vào cuối thời Trần, và muộn nhất là thời Lê. Tuy nhiên, các tháp Cửu Phẩm liên Hoa tồn tại cho đến ngày nay cũng chỉ còn lại có ba ngôi.
Những tháp còn lại này cũng là ba ngôi tháp được đánh giá là đẹp nhất, có niên đại nằm gọn trong thế kỷ XVII - khi tình hình tôn giáo cũng như xã hội có rất nhiều biến động.
Tấm bia "Kiến khai Cửu phẩm Liên Hoa bi ký" (năm 1692) tại chùa đã miêu tả lại về toà tháp như sau: Cây Cửu phẩm cao trên 5m, mặt cắt 6 cạnh đều, 9 tầng, tượng trưng cho 9 bông hoa sen xếp chồng lên nhau; mỗi mặt tháp được gắn 3 pho tượng Phật, ở giữa là Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quan Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát, cũng có cạnh là tượng Phật A Di Đà và Văn Thù, Phổ Hiển Bồ Tát; tổng số 162 pho tượng.
Các tượng có kích cỡ bằng bắp tay được tạo hình bằng gỗ, thếp vàng vô cùng tinh xảo. Đáng tiếc rằng trong 162 pho tượng cổ trên tòa cửu phẩm đã bị kẻ gian lấy mất 60 pho. Những pho tượng hiện giờ đều mới được làm khi trùng tu.
Toà Cửu phẩm Liên Hoa có tới 162 pho tượng phật tinh xảo. (Nguồn: Báo Hải Dương)
Theo từ điển Phật học Hán Việt, Cửu Phẩm Liên Hoa có nghĩa là chín tầng hoa sen; các tên gọi khác là Cửu Phẩm Liên Đài, Cửu Phẩm Tịnh Sát, hoặc Cửu Phẩm An Dưỡng. Đây là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm bậc tu hành của Phật giáo Tịnh Độ tông. Mỗi đài sen ở các phẩm này tượng trưng cho những kiếp khác nhau, tương ứng với những công quả vãng sinh khác nhau. Đài sen càng cao và bông sen nở ra thì phẩm trật càng thanh khiết càng gần với tâm cốt lõi của Phật tính.
Các tượng phật trên toà tháp. (Nguồn: Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Về mặt hình tượng thì Cửu Phẩm Liên Hoa mang tính chất học thuật nhưng đồng thời, đối với đời sống dân dã thì các tháp này có công năng chủ yếu là dùng để vãng sinh Tịnh Độ, cầu cho muôn dân thoát khỏi bể khổ trầm luân, mưu cầu cho dân gian một cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Những nghi lễ vãng sinh thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Cối kinh nhân lời tụng niệm
Cửu phẩm Liên Hoa được xem là công trình kiến trúc vô cùng độc đáo của Phật giáo chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam. Đây cũng là minh chứng cho sự hài hoà của "Tam giáo đồng nguyên"(2)rất phổ biến thời Lê Sơ, cho thấy Phật giáo luôn có vị trí riêng và có ảnh hưởng nhất định với đời sống văn hoá tâm linh người Việt.
Cửu phẩm Liên Hoa không chỉ là công trình nghệ thuật tuyệt hảo mà còn thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của dòng thiền Trúc Lâm. Dân gian còn cho rằng, xưa kia Cửu phẩm Liên Hoa là một cái cối kinh xoay càng nhiều thì càng nhiều phước lành, tiền bạc của cải, mang tới cho nhân dân một cuộc sống ấm no. Không chỉ vậy dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện rằng hàng đêm, tháp Cửu Phẩm thường phát ra những thứ ánh sáng kì lạ, đó cũng là lúc các sư tổ ngồi thiền tụng kinh.
Toà tháp với cấu trúc như một cối kinh. (Nguồn: Báo Hải Dương)
Cửu phẩm Liên Hoa xuất hiện không chỉ thể hiện sự bác ái của nhà Phật mà còn giúp hướng con người ta tới cái thiện, an ủi tinh thần người dân trong thời kỳ mà các cuộc nội chiến diễn ra liên miên.
Trong tâm thức nhân dân, Cửu Phẩm này có hình thức như một cái cối xay, chỉ có điều khác biệt là nó không trực tiếp tạo ra cơm gạo mà nó giúp người tụng kinh, có thể nhân lời tụng niệm đó lên đến 3.542.400 lần tạo ra "cơm gạo" cho tinh thần của con người.
Với những giá trị vô giá về văn hoá và tâm linh Cửu phẩm Liên Hoa đã được nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định 2496 /QĐ-TTg ngày 22/12/2016.
(1)Chú thích: Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tửlà một dòng thiền tông Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi xuất gia ở động Vũ Lâm (Ninh Bình), đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông - Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ). Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi cùng với sự pha trộn ảnh hưởng của Tông Lâm Tế.
(2)Tam giáo đồng nguyênbao gồm Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Tại Việt Nam cả 3 trường phái tôn giáo nói trên cùng tồn tại, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự cộng hưởng tín ngưỡng lên văn hóa Việt Nam hiện đại. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ