Khám phá

Trái tim cá voi xanh được bảo tồn hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới có kích thước khổng lồ: Dự tính nó có thể tồn tại đến 1000 năm

Điều đặc biệt hơn, trái tim này được giữ lại nhờ một sự kiện hy hữu.

Ảnh động vật hoang dã ấn tượng nhất trong tuần: Hà mã ngáp để lộ hàm răng đáng sợ, rùa tắm nắng đáng yêu / Ảnh động vật hoang dã ấn tượng: Đàn thú khổng lồ di cư, khỉ đột nâng niu con

Các nhà khoa học chuyên về động vật có vú tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto đã công bố một trái tim cá voi xanh được bảo tồn nghiêm ngặt.

Với trọng lượng 600 pound (khoảng 272 kg) cao 1,8 mét, trái tim này tương đương với kích thước của một chú ngựa. Cứ mỗi nhịp co bóp, trái tim sẽ bơm ra khoảng 220 lít máu. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là trái tim đầu tiên của động vật có vú biển được bảo tồn hoàn toàn và có thể tồn tại tới 1.000 năm.

Vào năm 2014, chín con cá voi xanh đã chết ở Newfoundland của Canada khi chúng bị mắc kẹt trong băng. Khi những sinh vật khổng lồ này chết, phần lớn sẽ chìm xuống đáy biển hoặc trở thành "bữa tiệc" cho chim và cá mập.

Nhưng trong một sự kiện hy hữu, xác của hai chú cá voi xanh đã dạt vào bờ sông Trout ở tỉnh Newfoundland and Labrador, Canada.

Các nhà khoa học sau đó đã trục vớt một số nội tạng của cá voi để tiến hành nghiên cứu. Jacqueline Miller, một kỹ thuật viên từ Bảo tàng Hoàng gia cho biết trái tim được bảo quản là "kiệt tác của thời gian".

Trái tim cá voi xanh được bảo tồn hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới có kích thước khổng lồ: Dự tính nó có thể tồn tại đến 1000 năm! - Ảnh 1.

Trái tim cá voi xanh hoàn chỉnh được trưng bày tại bảo tàng (Ảnh: IFLScience)

Miller cho biết thêm nhóm nghiên cứu phải đặt lưới thép vào bên trong để giữ cho tâm thất và các mạch máu mỏng hơn không bị sụp đổ. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại về rủi ro tiềm ẩn vì trái tim này cần được di chuyển với yêu cầu không có thiệt hại nào xảy ra.

Theo Miller, cá voi xanh có trái tim lớn nhất trong tất cả các loài động vật. Trước khi được trưng bày ở Toronto, trái tim đã có chuyến hành trình từ Canada đến Đức.

Để giữ lại trái tim của cá voi xanh, các nhà khoa học phải loại bỏ tất cả nước từ mô. Họ đã thực hiện bằng cách đặt trái tim vào bồn tắm có axeton, cùng một loại hóa chất được sử dụng trong chất tẩy sơn móng tay.

Tiếp theo, các chuyên gia đưa trái tim khổng lồ này vào bồn tắm bằng nhựa tổng hợp, hoặc polyme. Cuối cùng, họ đặt toàn bộ thùng polyme vào một buồng chân không trong khoảng thời gian hơn 4 tháng.

Nhóm chuyên ra cho biết: "Chúng tôi rất tự hào khi tạo ra một trái tim có thể tồn tại tới 1.000 năm".

 

Mẫu vật thu được được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario, đồng thời không bị phân hủy hoặc có mùi và vẫn giữ được hầu hết các đặc tính của nó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm