Khám phá

Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hầu hết các triều đại trước khi diệt vong đều xuất hiện 1 hiện tượng kỳ quái này

Trong 83 triều đại phong kiến, trải qua sự thay đổi của gần 600 người cầm quyền, sự hưng vong của các triều đại từ đời này qua đời khác vẫn là bí mật thách thức các sử gia.

Dùng nhan sắc mê hoặc Hoàng đế, Quý phi chết thảm cũng vì... quá đẹp / Cả gan bán bảo vật đào được trong lăng mộ hoàng đế, 3 người nông dân tưởng 'đổi đời' - Ai ngờ!

Trong suốt hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã trải qua biết bao lần thay đổi triều đại, trên dòng sông lịch sử sóng sau xô sóng trước, cuốn đi biết bao anh hùng hào kiệt. Mỗi một triều đại đều có những thời khắc huy hoàng của riêng mình, đạt được những thành tựu riêng, lưu lại biết bao câu chuyện cho đời, cho người.

Trong 83 triều đại phong kiến, trải qua sự thay đổi của gần 600 người cầm quyền, sự hưng vong của các triều đại từ đời này qua đời khác vẫn là bí mật mà các nhà sử học hiện đại vẫn đang dày công nghiên cứu, bởi chính trong nó vẫn chứa đựng biết bao điều vẫn chưa thể nói rõ, chưa thể lý giải.

Dựa theo các văn tự được lưu giữ trong lịch sử, sự tồn tại của một vương triều có thể nói là được bắt đầu từ thời nhà Hạ vào khoảng những năm 2700 TCN.

Ở thời đại lịch sử xa xôi ấy, con người vẫn còn rất nhỏ bé. Để có thể duy trì sự sống, các bộ lạc phải cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chống lại sự tấn công của môi trường tự nhiên khốc liệt, sự lạc hậu và hiểm nguy cận kề khiến con người thời đại ấy sống vì mục đích sinh tồn.

Phải cho đến khi bước sang thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, con người mới có đủ khả năng để chống chọi lại tự nhiên, các bước phát triển cũng được bắt đầu từ đây.

Vì tài nguyên và lợi ích sinh tồn, các cuộc chiến tranh để thống nhất thiên hạ đã nổ ra khắp lục địa Hoa Hạ. Đến năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính thống nhất trung nguyên, mở ra bức màn của thời đại phong kiến, từ đây, một vương triều chân chính mới chính thức bắt đầu.

Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hầu hết các triều đại trước khi diệt vong đều xuất hiện 1 hiện tượng kỳ quái này - Ảnh 2.
Tần Thủy Hoàng.

Song nhìn vào lịch sử các triều đại phong kiến của Trung Quốc, quả thực là có những sự việc trùng hợp đến thú vị, ví dụ như không có một vương triều nào kéo dài được hơn 300 năm thống trị, điều này ngay lập tức đã thu hút sự tìm hiểu của các học giả.

Từ con đường phát triển của nhà Thanh nhìn ra điểm kỳ lạ chung của các triều đại khác

108 năm trước, vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị, sự sụp đổ của nhà Thanh đánh dấu cho sự kết thúc của hơn 2300 năm triều đại phong kiến thống trị.

Là triều đại tương đối quen thuộc với chúng ta, vương triều nhà Thanh là triều đại được đánh giá vô cùng phức tạp.

Nhưng nếu xét về sự phát triển tổng thể của nhà Thanh, bốn chữ "thịnh cực tất suy" đã đủ để miêu tả con đường của triều đại này.

 

Năm 1616, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập nhà Đại Kim, năm 1636, Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực xưng đế ở Thẩm Dương, xây dựng nhà Đại Thanh, vương triều nhà Thanh được bắt đầu từ đây. Sau đó, trải qua các đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, nhà Thanh đã phát triển lên đến đỉnh cao, cường thịnh chưa từng có, đạt đến đỉnh cao về kinh tế.

Nhưng, theo sự thay đổi của thời gian, nhà Thanh cũng dần bước vào thời kỳ thoái trào. Cùng với sự biến động không ngừng của Hoàng thất nhà Thanh, gian thần, quyền thần ngày càng có thế lực, sự thay đổi Hoàng đế liên tục cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn của quốc gia.

Từ sau thời Đạo Quang Đế, Hàm Phong Đế cũng đoản mệnh, tại vị 11 năm thì qua đời; Đồng Trị Đế còn thảm hơn, mới 19 tuổi đã chết bệnh, khiến Quang Tự Đế đăng cơ khi mới vừa 4 tuổi, Từ Hi Thái Hậu nắm quyền, giai cấp thống trị hỗn loạn vô cùng.

Có thể thấy được rằng, nguyên nhân rất lớn khiến nhà Thanh rơi vào con đường diệt vong là vì các vị Hoàng đế đoản thọ, mất sớm, hoàng quyền liên tục thay đổi, biến động.

Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hầu hết các triều đại trước khi diệt vong đều xuất hiện 1 hiện tượng kỳ quái này - Ảnh 4.

Chúng ta đều biết rằng, trong xã hội phong kiến, hoàng quyền là luôn thứ hấp dẫn lòng người, hơn thế cùng với sự thay đổi của người cầm quyền, lớp quan viên của triều đại trước cũng sẽ bị loại trừ, càng đừng nói đến dưới sự lộng hành của bè lũ gian thần, sự thối nát của quốc gia có thể hình thành trong chớp mắt.

 

Xét về triều đại nhà Thanh, Khang Hi tại vị 61 năm, Càn Long trị vì 60 năm, cả hai đều là những vị Hoàng đế sống thọ, cho nên xã tắc Đại Thanh mới thịnh vượng như vậy, quyền lực không có sự biến động liên tục, đất nước đạt đến sự ổn định cao nhất, như vậy mới khiến cho đất nước không thể suy yếu, sụp đổ, rồi trở thành con rối trong tay bè lũ gian thần.

Hoàng đế sống thọ, Đại Thanh hưng thịnh, Hoàng đế đoản mệnh, nhà Thanh suy vong, có thể thấy rằng, việc Hoàng đế băng hà sớm cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến một vương triều suy vong.

Không chỉ riêng nhà Thanh, mà các triều đại trước cũng như vậy. Hán Cao Tổ Lưu Bag thọ 62 tuổi, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế cũng đều thọ gần 50 tuổi, nếu xét về điều kiện và trình độ y tế lúc bấy giờ, thì tuổi thọ như vậy đã là rất thọ rồi, nhờ thế nên vào thời kỳ đầu nhà Tây Hán, quốc gia vô cùng hùng cường thịnh vượng.

Ngược lại, đến thời Đông Hán, Thương Đế Lưu Long 2 tuổi chết yểu, Xung Đế Lưu Bỉnh 3 tuổi mắc bệnh qua đời, Hán Chất Đế Lưu Toản 9 tuổi đã băng hà.

Thử hỏi, nếu cứ 2, 3 năm lại thay một vị Hoàng đế thì vương triều nào có thể chống chọi được? Có thay đổi tất sẽ có rối loạn, có rối loạn tất sẽ có gian thần, nịnh thần thừa cơ hoành hành, cuối cùng sẽ dẫn đến việc quốc gia bị chia cắt, khiến thời thế loạn lạc.

 

Hoàng đế đoản thọ, cũng tức là vị Hoàng tử kế vị sẽ đăng cơ từ khi còn rất nhỏ. Mà hoàng quyền là thứ quyền lực to lớn không gì sánh nổi, có thể nắm giữ cả thiên hạ. Thử nghĩ xem hậu quả sẽ ra sao khi một đứa trẻ mới 10 tuổi nắm trong tay thứ quyền lực tối thượng đó.

Thứ nhất là Hoàng đế có thể đưa ra những ý chỉ vô cùng vô lý, hơn thế tuổi còn nhỏ thì sẽ không thể lo chuyện triều chính, việc quốc gia đại sự sẽ bị trì trệ; mặt khác, vì Hoàng đế còn nhỏ, đầu óc còn trẻ dại, ngây thơ sẽ dễ bị gian thần mê hoặc, dụ dỗ, đưa bè lũ gian thần lên nắm quyền.

Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hầu hết các triều đại trước khi diệt vong đều xuất hiện 1 hiện tượng kỳ quái này - Ảnh 6.

Tại sao cứ đến cuối mỗi triều đại, Hoàng đế lại liên tục chết trẻ?

Trước hết phải kể đến việc trình độ và điều kiện về y tế thời bấy giờ còn thấp, có rất nhiều chứng bệnh nếu ở thời đại ngày nay chỉ là bệnh vặt nhưng vào thời bấy giờ lại vô phương cứu chữa, bệnh tật có thể mang đến những thương tổn trọng yếu với cơ thể con người.

Thứ hai là, vùng biên giới quốc gia thường xuyên xảy ra chiến loạn, chiến tranh mang đến nhiều vết thương ngoài da, những vết thương ngoài da này lại có tốc độ lây lan rất nhanh.

 

Hơn nữa, việc kết hôn cận huyết trong hoàng thất phong kiến là việc rất thường gặp, cũng có không ít Hoàng đế nghiện rượu, ham mê nữ sắc, khiến cơ thể vốn đã hư nhược lại càng trở nên kém hơn, cuối cùng khi không thể chống chọi lại được với thiên nhiên đành buông tay chết sớm.

Hoàng quyền không ổn định, gian thần lộng quyền, hậu quả là nhân dân trăm họ lầm than. Một khi nhân dân không thể nhẫn nhịn được nữa, họ sẽ trở thành yếu tố quyết định để lật đổ nhà cầm quyền khỏi sân khấu của lịch sử, lực lượng đoàn kết của nhân dân có thể dễ dàng lật đổ một vương triều đã đến hồi suy vong, mà đây cũng chính là nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại, nước có thể nâng thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm