Trường hợp đặc biệt của lịch sử khoa cử Việt Nam: Đỗ trạng nguyên nhưng từ chối làm quan vì 1 lý do?
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông / CLIP: Bầy linh cẩu bao vây tấn công sư tử, 'lãnh chúa vùng đồng cỏ' nhận cái kết bi thảm
Bạch Liêu (1236) quê ở làng Thanh Đàm, xã Nguyễn Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu (nay thuộc Diễn Châu, Nghệ An). Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng khắp làng nhờ có trí tuệ hơn người, cần cù ham học.
Vào năm năm Bính Dần (1266), Bạch Liêu đỗ trạng nguyên nhưng không ra làm quan mà xin vua cho về quê hương để ở nhà báo hiếu cha mẹ, giúp việc cho làng xóm. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có viết về ông như sau:“Liêu người Nghệ An, tính thông minh nhớ lâu, đọc sách 10 dòng một lúc”.
Nghe được tiếng tăm của Bạch Liêu, trấn thủ Nghệ An là Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đã mời ông về làm môn khách trong nhà. Thời gian đầu, hai người dành thời gian để xướng họa thơ phú, đàm đạo văn chương vô cùng ăn ý. Sau đó, Trần Quang Khải xem Bạch Liêu như người thân, cho ông tham gia bàn việc quân, việc nước.
Theo lịch sử ghi chép, Nghệ An thời Trần thuộc đất Hoan Diễn, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, được ví như bức tường thành bảo vệ phía Nam Đại Việt. Sau khi xuy sét trước sau, Bạch Liêu nhận thấy có thể cải tạo nơi đây thành chỗ dựa vững chắc cho quốc gia nên đã dồn hết tâm sức viết ra Biến pháp tam chương. Trong đó, ông đề xuất ba việc cần thực hiện ngay:
- Kiểm tra dân số, biên hết vào sổ nhân khẩu. Chiêu mộ tráng đinh sung vào quân đội, chia làm nhiều phiên thường xuyên luyện tập võ nghệ, phép đánh trận để khi cần sẽ dùng đến. Mặt khác lập các xưởng rèn đúc vũ khí để trang bị cho binh lính.
- Khuyến khích các vương hầu, quan tướng lập điền trang rồi chiêu tập dân nghèo, người không có ruộng và đưa gia nô vào canh tác, khai khẩn để có thêm lương thực, của cải. Làm đường thiên lý từ Thanh Hóa vào đến dãy Hoành Sơn, cứ 20 dặm lại lập kho chứa thóc và binh khí.
- Ở những nơi giáp biên giới phải xây dựng các đồn lũy bảo vệ, mặt khác đưa dân đến khai hoang, lập ấp, dựng làng để dựa vào nhau, tạo thế ỷ dốc vững mạnh.
Nghiền ngẫm xong Biến pháp tam chương của Bạch Liêu, Trần Quang Khải tỏ rõ sự hài lòng, lập tức cho người thi hành các đề xuất nêu trên. Sau vài năm thực hiện theo “biến pháp”, Hoan Diễn như thay một “lớp áo” mới, trở thành vùng đất vô cùng giàu mạnh.
Tháng 3/1271, triều đình triệu Trần Quang Khải về kinh giữ chức Tướng quốc thái úy. Trước khi đi, ông dành thời gian dặn dò Bạch Liêu về việc tiếp tục cùng các quan tướng thực hiện “biến pháp” đã định.
Năm 1285, quân Nguyên Mông xâm lược lãnh thổ nước ta. Lúc bấy giờ, đất Hoan Diễn được coi là địa bàn chiến lược. Thấy vậy, Trần Quang Khải cho mời Bạch Liêu vào quân doanh để giúp việc quân.
Sau đó, Bạch Liêu đã dâng kế sách đối phó, chỉ rõ tình hình Hoan Diễn, phân tích thế và lực của ta của giặc. Trên cơ sở đó Trần Quang Khải điều khiển binh tướng tổ chức đánh trả quyết liệt. Đến tháng 6/1285, quân Nguyên Mông đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
Mặc dù được triều đình ban thưởng nhưng Bạch Liêu đã từ chối mọi tước vị cũng như vật phẩm. Ông ở quê dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Không lâu sau, ông di cư ra bắc sống ở làng Nghĩa Lư, huyện Thanh Tâm, xứ Hải Đông (nay là Hải Dương).
Trạng nguyên Bạch Liêu mất ngày 24 tháng giêng năm ất Mão (1315) thọ 79 tuổi, sau khi ông mất, ở Nghĩa Lư và quê ông đều xây đền thờ phụng, triều đình phong ông làm Phúc Thần, hiệu là “Dương cảnh Thành Hoàng Đại Vương”. Hiện nay tại đền thờ ông ở làng Nguyễn Xá, huyện Yên Thành, Nghệ An vẫn còn lưu giữ đôi câu đối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đào móng nhà vớ được khúc gỗ quý 350 tỷ đồng nhưng không biết, đến khi 'đổi đời' hàng xóm lại tiếc vì từng dùng nhóm lửa
CLIP: Ngao Tây Tạng tử chiến với chó becgie và cái kết gây bất ngờ cho người xem
Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
Trong Tử Cấm Thành có hàng trăm cái giếng nhưng không ai dám uống nước từ đó, sự thật quá tàn nhẫn
Nữ giáo viên Mỹ 60 tuổi tử vong do… dơi cắn ở lớp
Sản phẩm làm từ vàng đắt đỏ nhất thế giới! Lư vàng đời Minh chẳng là gì khi so với bức tượng Phật nặng 5,5 tấn, trị giá 6.000 tỷ