Truyền thuyết Tôn Ngộ Không 'bắt mạch qua sợi tơ' có thật hay không?
Tây Du Ký: So kè thực lực của năm vị nữ thần tiên khiến Tôn Ngộ Không phải cúi đầu e sợ / Lai lịch thần bí của Tôn Ngộ Không khiến người người sửng sốt
Trong truyền thuyết và tác phẩm văn học
Trong tác phẩm Tây Du Ký, nhà văn Ngô Thừa Ân miêu tả, khi tới nước Chu Tử, biết vua bị bệnh khó trị nên Tôn Ngộ Không đã ra tay giúp đỡ bắt mạch và khám bệnh cho quốc vương Chu Tử: “Tôn Hành Giả đem 3 sợi kim tuyến cho thái giám cầm vào bên trong, dặn đem vào buộc vào tay trái của vua, một sợi ngay bộ thốn, một sợi ngay bộ quan, một sợi ngay bộ xích, rồi trao 3 mối chỉ ra ngoài”.
Không chỉ là trong tác phẩm văn học, trong y học cổ đại, loại tuyệt kỹ bắt mạch qua sợi tơ này được gọi là “huyền ti bắt mạch”, khiến người ngày nay cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.
Tương truyền rằng, “huyền ti bắt mạch” bắt nguồn từ cung đình. Bởi vì lễ nghi thời cổ đại là nam nữ thụ thụ bất thân, cho dù là thầy thuốc khám chữa bệnh cho người bệnh, thì cũng phải tuân thủ quy tắc này. Mà lễ nghi tronghoàng cung đương nhiên lại càng thêm nghiêm ngặt, tuyệt đối không thể đảo loạn cung đình.
Trong lịch sử Y học Trung Quốc cổ đại cũng từng ghi nhận, danh y Tôn Tư Mạc cũng từng dùng phương thức “huyền ti bắt mạch” để khám chữa bệnh cho hoàng hậu, bởi bà mang thai mãi mà không sinh được. Nhưng mà, thái giám cố ý kiểm tra Tôn Tư Mạc, xem xem y thuật của ông có thật sự lợi hại như lời đồn đại hay không, nên đã lén đem sợi tơ cột vào chân một con vẹt.
Không ngờ rằng, Tôn Tư Mạc lập tức biết ở đầu sợi tơ bên kia thực sự không phải là mạch người. Vị thái giám lắp bắp kinh hãi, vội vàng đem sợi tơ cột vào cổ tay hoàng hậu. Tôn Tư Mạc dễ dàng chẩn đoán được nguyên nhân hoàng hậu chậm sinh, sau đó kê một phương thuốc.
Sau khi hoàng hậu uống, liền sinh nở dễ dàng, sinh hạ được một hoàng tử. Các ngự y trong cung nghĩ hoài không ra, không biết Tôn Tư Mạc vì sao có thể dựa vào “huyền ti bắt mạch” để bắt đúng bệnh mà kê thuốc. Tuy vậy, trước sự truy vấn của mọi người, Tôn Tư Mạc chỉ cười một tiếng mà không nói gì.
Bắt mạch qua sợi tơ có thể tin hay không?
Trong lịch sử thực sự có loại y thuật thần kỳ như “huyền ti bắt mạch” sao? Rất nhiều người đãtỏ ra ngờ vực.
Trong cuốn “Cổ đại y học tuyệt kỹ: Huyền ti bắt mạch”có viết rằng: “Huyền ti bắt mạch” chính là Chướng nhãn pháp, tức là thủ thuật che mắt người khác. Các vị danh y xưa đều không phải là dựa vào sợi tơ mỏng manh kia để chẩn đoán bệnh, mà thực tế là đã dựa vào Thiên mục của bản thân mình.
Những danh y thời cổ đại có thể “huyền ti bắt mạch” đều là những người có đạo đức cự kỳ cao, còn có Thiên mục, có công năng thấu thị; ví dụ như Tôn Tư Mạc đã kể ở trên, còn có Biển Thước, Hoa Đà xem bệnh cho Tào Tháo…. Chỉ là những vị thần y này đã sử dụng phương thức chẩn đoán bệnh như vậy để người bình thường không có thể tiếp nhận được. Nếu không, người bình thường sẽ nhận ra vị thầy thuốc đã sử dụng thiên mục để nhìn ra chỗ có bệnh.
Bởi vậy, có thể thấy rằng, “huyền ti bắt mạch” là những điều thần kỳ mà con người không nhìn thấy được. Nó chỉ có tính chất tham khảo và mãi ở trong truyền thuyết, chưa được con người ngày nay áp dụng để khám và điều trị bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Tôn Ngộ Không thi triển tài bắt mạch qua sợi tơ trong phim Tây Du Ký.