Khám phá

3 thân thế đặc biệt của Tôn Ngộ Không, thân phận thứ 3 khiến Phật Tổ Như Lai cũng phải kiêng nể

Ít người biết Tôn Ngộ Không còn có một thân phận bí ẩn và đặc biệt khiến Phật Tổ Như Lai cũng phải kiêng nể.

Tây Du Ký: So kè thực lực của năm vị nữ thần tiên khiến Tôn Ngộ Không phải cúi đầu e sợ / Thân là yêu quái nhưng đây chính là những mỹ nữ khiến 500 anh em xuýt xoa bậc nhất trong Tây Du Ký

Tề Thiên Đại Thánh

vốn là một con khỉ nứt ra từ đá. Nhờ học được võ công và 72 phép thần thông biến hóa từ Bồ Đề sư tổ, Tôn Ngộ Không đạt những quyền năng siêu nhiên. Có sức mạnh trong tay, y đại náo Long cung cướp gậy Như Ý. Khi bị bắt xuống âm tào địa phủ, Ngộ Không dám xóa cả sách sinh tử của Diêm Vương.

Để thu phục Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng đã mời y lên thiên đình, giao cho chức Bật Mã Ôn. Tuy nhiên, khi biết đây là chỉ là chức quan nhỏ trông coi ngựa, Ngộ Không đã giận dữ bỏ về Hoa Quả Sơn.

Tề Thiên Đại Thánh

Tề Thiên Đại Thánhlà thân phận quen thuộc nhất của Tôn Ngộ Không.

Vì muốn xoa dịu y, Ngọc Hoàng phong cho Ngộ Không làm Tề Thiên Đại Thánh, có nghĩa là "Thánh lớn bằng trời". Với khán giả yêu thích Tây Du Ký, đây có lẽ là thân phận quen thuộc nhất của Tôn Ngộ Không.

Là Tề Thiên Đại Thánh, Ngộ Không có phủ riêng và phụ trách công việc trông coi vườn đào. Trong một lần uống rượu say, y phá hỏng tiệc bàn đào của Vương Mẫu nương nương, ăn trộm linh đơn của Thái Thượng lão quân, buộc thiên đình phải tìm cách khống chế.

Tôn Ngộ Không một mình đánh lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Nhị Lang Thần và Na Tra. Cuối cùng, y bị bắt nhốt vào lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân và bị nung đốt trong suốt 49 ngày.

Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không không những không chết, mà còn làm nổ tung lò bát quái và càng mạnh hơn trước. Đến đường cùng, thiên đình đành phải xin Phật Tổ Như Lai giúp đỡ mới khắc chế được y.

Đấu Chiến Thắng Phật

 

Sau khi bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm, Tôn Ngộ Không được Đường Tăng giải thoát và phò tá ông sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Trên đường đi, Tôn Ngộ Không không ngừng chiến đấu, trừ yêu diệt ác, bảo vệ Đường Tăng lấy được chân kinh. Nhờ đó, Ngộ Không tu thành chính quả và được Phật Tổ Như Lai phong cho làm Đấu Chiến Thắng Phật, là chiến thần đại diện cho Phật Giới.

3 than the dac biet cua Ton Ngo Khong, than phan thu 3 khien Phat To Nhu Lai cung phai kieng ne hinh anh 2

Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật

Thân thế cuối cùng, cũng là thân thế có quyền năng mạnh nhất của Tôn Ngộ Không là Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật. Thân thế này được đề cập trong tác phẩm Hậu Tây du ký.

Chuyện kể rằng300 năm sau “Tây du”, Nhiên Đăng Cổ Phật và Phật Tổ Như Lai viên tịch, Đại ma đầu Vô Thiên phá vỡ phong ấn, ngồi lên Liên Đài và tự xưng là Phật Tổ Vô Thiên, chiếm lĩnh hoàn toàn Linh Sơn, Đại ma đầu triệu tập chúng yêu làm loạn tam giới.

 

Tuy nhiên, 33 năm sau ngày viên tịch, Như Lai chuyển thế Linh Đồng, dựa vào 17 Xá Lợi Tử pháp lực vô biên, trở lại tam giới và đoạt lại Linh Sơn. Để ngăn chặn điều đó, Ma La Vô Thiên tìm cách giết chết Linh Đồng và ra sức tìm kiếm Xá Lợi.

Khi biết mình là Vô Cốt Xá Lợi - viên Xá Lợi thứ 17, Tôn Ngộ Không đã hi sinh bản thân để tiêu diệt Vô Thiên, giúp Như Lai hồi sinh, đưa tam giới trở lại cảnh yên bình vốn có.

Nhờ công lao to lớn này, ông được phong làm Vạn Phật Chi Tổ -Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật, là người kế nhiệm của Nhiên Đăng Cổ Phật.

Nhiên Đăng Cổ Phật, Phật Tổ Như Lai và Phật Di Lặc vốn là Tam thế Phật, đại diện cho các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, là "tiền bối" của Phật Tổ Như Lai. Do đó khi là người kế nhiệm Nhiên Đăng Cổ Phật, thân thế của Tôn Ngộ Không khiến Phật Tổ Như Lai cũng phải kiêng nể vài phần.

Dù vậy, Hậu Tây Du Ký không được coi là tác phẩm chính thống mà chỉ mang tính tài liệu ước lệ mà thôi.

 

1
Theo H.N/Thế giới trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm