Tư Mã Ý thẳng tay tiêu diệt một gia tộc, 400 năm sau để lại hậu họa khiến Đường Thái Tông phải đau đầu
Những câu nói kinh điển chỉ có trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, gói gọn trí tuệ nhân sinh / Ai có biệt hiệu là hổ? Người thứ 4 không phải mãnh tướng nhưng là 'trùm cuối' Tam Quốc
Trong Tam Quốc, nhân vật quyền lực nhất, thậm chí được coi là "trùm cuối" chính là Tư Mã Ý. Sau mấy chục năm ẩn nhẫn chờ thời, chịu đựng 3 đời Tào gia (Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ), Tư Mã Ý đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, biến hoàng đế của Tào Ngụy chỉ còn trên lý thuyết. Tư Mã Ý nắm đại quyền của Tào Ngụy, tạo tiền đề vững chắc cho cháu nội là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc đầy biến động.
>> Xem thêm: Vì sao Hoàng đế Trung Hoa không ai béo phì dù toàn ăn sơn hào hải vị?
Tư Mã Ý được đánh giá là một chính trị gia, nhà quân sự tài giỏi thời Tam Quốc, một nhân vật kiệt xuất, đồng thời là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng. Trong thời kỳ này, Tư Mã Ý có sức ảnh hưởng rất lớn. Nhất cử, nhất động của ông cũng có thể ảnh hưởng đến cục diện của Tam Quốc, thậm chí là cả các triều đại nhà Tùy, nhà Đường sau này.
>> Xem thêm: Chịu đựng 3 đời Tào gia, tới tận tuổi 70 mới tạo phản, Tư Mã Ý rốt cuộc là sợ cái gì?
Tư Mã Ý là một nhân vật kiệt xuất thời Tam Quốc.
Lúc sinh thời, Tư Mã Ý nổi tiếng là người túc trí đa mưu, giúp Tào Ngụy có thể giữ vững được vị thế thời Tam Quốc. Ông từng lập công lớn giúp Tào Ngụy với bớt nỗi lo về thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, việc làm này của Tư Mã Ý lại vô tình để lại một hậu quả không ngờ và 400 năm sau trở thành vấn đề nhức nhối.
>> Xem thêm: Mỹ nhân kỳ lạ nhất quyết lấy người ăn mày trên đường làm chồng, không ngờ trở thành hoàng hậu
Vấn đề này thậm chí khiến cho Đường Thái Tông Lý Thế Dân, một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng phải đau đầu vì không giải quyết được. Rốt cuộc Tư Mã Ý đã làm gì và "mối họa" để lại cho hậu thế ra sao?
Không chỉ có nhãn quan chính trị nhạy bén, Tư Mã Ý còn là một nhà quân sự tài giỏi, nhiều lần lập công cho Tào Ngụy.
Vào thời nhà Hán, ở phía đông bắc có nước Cao Câu Ly (ở phía bắc bán đảo Triều Tiên) rất mạnh. Tuy nhiên, so với sự phát triển hùng cường của nhà Hán thì nước này vẫn còn rất nhỏ. Cao Câu Ly tuy đầu hàng nhà Hán, nhưng vẫn nuôi tham vọng. Trên thực tế, nước này nhiều lần phát binh khởi nghĩa dưới thời Vương Mãng (một quyền thần nhà Hán, sau trở thành hoàng đế duy nhất của nhà Tân, đồng thời làm gián đoạn nhà Hán) và Lưu Tú (hoàng đế thứ 16 của nhà Hán). Tuy nhiên, kết quả là Cao Câu Ly nhiều lần bị tổn thất nặng nề.
>> Xem thêm: Trong Tử Cấm Thành rộng lớn có một nơi không ai dám bén mảng, hóa ra chứa đựng bí ẩn đầy ám ảnh
Sau đó, vào thời Tam Quốc, khi thiên hạ hỗn loạn, người Cao Câu Ly lại muốn tận dụng cơ hội một lẫn nữa. Tuy nhiên, lúc này họ lại phải đối mặt với gia tộc Công Tôn của nhà Đông Hán. Đây là gia tộc sản sinh ra nhiều vị tướng tài và không ít lần đại chiến với Cao Câu Ly.
>> Xem thêm: Không phải Điêu Thuyền, đây mới là "Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân" nhưng có kết cục bi thảm
Mặc dù Cao Câu Ly bị gia tộc Công Tôn đàn áp. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi Ngụy Minh Đế Tào Duệ (204 – 239), vị hoàng đế thứ hai của triều Tào Ngụy, lên ngôi. Theo đó, vào năm 237, Ngụy Minh Đế muốn thôn tính Liêu Đông nên ông đã sai thứ sử U châu là Vô Kỳ Kiệm (hoặc Vô Khâu Kiệm) mang chiếu thư của triều đình đến gọi Công Tôn Uyên, quân phiệt cát cứ ở Liêu Đông, vào Lạc Dương để triều kiến.
Công Tôn Uyên do lo sợ bị bắt giữ nên không dám vào chầu, và cuối cùng khởi binh phản Ngụy. Kết quả, quân Liêu Đông giao tranh với quân U châu tại huyện Liêu Toại. Công Tôn Uyên đã đánh lui được Vô Kỳ Nhiệm. Sau đó, Công Tôn Uyên tự xưng làm Yên vương, đồng thời cử người đi quan hệ với người Tiên Ty ở Nội Mông, nhằm khuấy đảo vùng biên giới nước Ngụy.
>> Xem thêm: Vì sao không thể tìm thấy lăng mộ Thành Cát Tư Hãn?
Đến năm 238, Tào Duệ trao cho Tư Mã Ý đảm nhận nhiệm vụ mang theo đại quân tấn công Yên. Tư Mã Ý túc trí đa mưu dẫn đại quân hai lần đánh bại Công Tôn Uyên trên chiến trường và buộc vị thủ lĩnh này phải lui về Tương Bình. Quân Ngụy đã bao vây thành Tương Bình. Lúc này, trời đột ngột đổ mưa khiến cho cuộc chiến giữa hai bên bị gián đoạn.
Sau khi mưa tạnh, Tư Mã Ý đã tung ra một cuộc tấn công tổng lực đánh thành gấp. Dù Công Tôn Uyên sai người đi thỉnh cầu giải vây, đồng thời xin đưa nộp con tin sang Ngụy, nhưng Tư Mã Ý đều không chấp nhận.
Cuối cùng, do không còn cách nào khác nên Công Tôn Uyên đánh phải phá vòng vây để thoát ra. Ông cùng với các tướng lĩnh đánh ra cửa nam nhưng không thoát khỏi vòng vây và cuối cùng bị tử trận ở bên bờ sông Lương Thủy. Các con của Công Tôn Uyên cũng bị giết khi chạy trốn.
Tư Mã Ý thẳng tay tiêu diệt một gia tộc ở Liêu Đông. Tuy nhiên, không ngờ việc này lại để lại hậu họa vào 400 năm sau.
Tư Mã Ý dẫn đại quân vào thành Tương Bình thực hiện một cuộc đại sát. Cụ thể, quân Ngụy giết 7.000 người đàn ông, hơn 2.000 quan văn võ do Công Tôn Uyên bổ nhiệm cũng đều bị chém chết.
Theo ghi chép trong lịch sử, gia tộc Công Tôn (tính từ Công Tôn Độ) trấn giữ ở Liêu Đông từ năm 189 thời Hán Linh Đế. Tuy nhiên, đến khi Công Tôn Uyên bị giết chết năm 238 thời Tam Quốc thì dòng họ này chỉ tồn tại được 3 đời.
Trong chiến dịch đánh Công Tôn Uyên ở Liêu Đông, Tư Mã Ý đã lập đại công, giúp Tào Ngụy củng cố quyền lực vững chắc.
Đường Thái Tông đau đầu khi đối phó với Cao Câu Ly.
Công Tôn Uyên và các con của ông đều bị Tư Mã Ý và quân Ngụy giết chết. Gia tộc Công Tôn cũng hoàn toàn bị tiêu diệt kể từ năm 238. Do không có đối thủ mạnh là những vị tướng tài giỏi, thiện chiến của gia tộc Công Tôn, nên Cao Câu Ly bắt đầu phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí đứng đầu ở Liêu Đông.
Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, Cao Câu Ly trở thành bá chủ ở Liêu Đông.
Cao Cao Ly phát triển hùng mạnh và từ lâu muốn xâm chiếm khu vực trung nguyên. Vào thời điểm này, các hoàng đế của các triều đại của nhà Tùy và nhà Đường cũng cảm thấy nguy cơ, đồng thời nhiều lần phái quân đi đánh nước này. Tuy nhiên, lần nào họ cũng chịu thất bại.
Ngay cả một nhân tài quân sự như Đường Thái Tông đích thân dẫn quân ra chiến trường để đánh Cao Câu Ly nhưng cuối cùng vẫn phải ra về tay trắng. Đây cũng là lần hiếm hoi hoàng đế Đường Thái Tông chịu thất bại khi cầm quân chinh chiến.
Đường Thái Tông cả đời lập nhiều chiến công hiển hách nhưng cuối cùng lại chịu thất bại ở Liêu Đông.
Cuộc chiến với Cao Câu Ly vẫn tồn tại cho đến khi vị hoàng đế tài ba này qua đời và không có bước phát triển đột phá nào. Các nhà sử học nhận định rằng, Đường Thái Tông bình định thiên hạ dựa vào những chiến công hiển hách. Duy chỉ có chiến dịch Liêu Đông, vì vị hoàng đế tài ba này cầu vẹn toàn, lo ngại đại quân chịu tổn thất lớn nên đành trở về tay trắng.
Chỉ đến thời Đường Cao Tông Lý Trị, quốc gia nhỏ bé gây rắc rối hàng trăm năm cho các triều đại ở Trung Quốc mới bị đàn áp hoàn toàn.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…