Khám phá

Vì sao Bàng Đức khiêng quan tài quyết sống chết với Quan Vũ?

Các tướng ở Phàn Thành thấy anh họ của Bàng Đức là Bàng Nhu ở Hán Trung phục vụ Lưu Bị, đều nghi ngờ về lòng trung thành của ông. Bàng Đức rất tức giận nên quyết sống mai với Quan Vũ để chứng tỏ lòng trung. Ông thậm chí còn khiêng theo cả 1 cỗ quan tài ra trận….

Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long / Tam Quốc: Triệu Vân phóng hỏa gây hại cho Gia Cát Lượng nhưng lại cứu Thục Quốc khỏi sự diệt vong

Bàng Đức (170 - 219), tự là Lệnh Minh, là viên võ tướng Tây Lương (phục vụ dưới trướng của Mã Đằng, Mã Siêu) và sau đó là tướng của phe Tào Ngụy cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi danh trong việc tham gia hai trận chiến lớn trong thời Tam quốc là trận Đồng Quan (211) và trận chiến tại Phàn Thành (219). Ông là người quận Nam An, huyện Hoan Đạo.

Bàng Đức là danh tướng của nhà Tào Ngụy.

Bàng Đức là danh tướng của nhà Tào Ngụy.

Lúc còn trẻ, Bàng Đức đã tham gia làm việc cho chính quyền, ông được giữ chức Tòng sự, là một chức lại ở châu quận ông đang cư trú. Năm Sơ Bình trung, ông theo Mã Đằng, thứ sử Tây Lương đánh dẹp các tộc Khương, Đê làm phản. Mấy lần lập được chiến công, sau đó được thăng lên chức Hiệu uý.

Năm Kiến An trung, khi Thừa tướng Tào Tháo xuất quân đánh dẹp loạn Đàm, Thượng ở vùng Lê Dương, đã liên kết với Mã Đằng để thảo phạt Quách Viên và Cao Cán. Mã Đằng cử Mã Siêu làm chỉ huy quân Tây Lương phối hợp với quân triều đình theo Chung Do đi đánh dẹp Quách Viên, Cao Cán ở Bình Dương. Bàng Đức cũng được cử làm bộ tướng cho Mã Siêu di theo ông trong chiến dịch này.

Theo Tam Quốc chí cho biết Bàng Đức đã chém chết Quách Viên - chủ tướng của quân phản loạn. Tam Quốc chí đã hai lần khẳng định chi tiết này trong Mã Siêu truyện và Bàng Đức truyện, theo đó, khẳng định Bàng Đức đã chém được Quách Viên, cắt lấy thủ cấp, trong trận đánh này, Bàng Đức "làm tiên phong, tiến đánh Viên, Cán, đại phá quân địch, đích thân chém đầu Viên".

Năm 211, Bàng Đức cùng con trai của Mã Đằng là Mã Siêu cất quân đánh Tào Tháo trong trận Đồng Quan. Quân Tây Lương chiếm được Trường An và ải Đồng Quan nhưng sau đó Tào Tháo phản công thắng lợi, đánh bại quân Mã Siêu. Bàng Đức cùng Mã Siêu chạy trốn về phía tây. Trong trận chiến Đồng Quan, Bàng Đức luôn là viên tướng dũng mãnh của quân Tây Lương, ông luôn là người xung phong đi đầu trong các trận đánh và là viên tướng chủ lực của quân Tây Lương. Tam Quốc diễn nghĩa cho biết chính ông là người đã hiến kế cho Mã Siêu chiếm thành Trường An.

 

vi sao bang duc khieng quan tai quyet song chet voi quan vu? hinh anh 2

Quan Vũ bất phân thắng bại với Bàng Đức.

Năm 214, Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị nhưng Bàng Đức ốm nên phải ở lại Hán Trung. Năm 215, Tào Tháo tấn công ải Dương Bình nhằm chiếm Hán Trung. Trương Lỗ sai Bàng Đức ra địch Tào Tháo. Tào Tháo thấy Bàng Đức có tài nên tìm cách bắt Bàng Đức và chiêu hàng ông. Bàng Đức theo về với Tào Tháo. Ông được phong là Lập Nghĩa Tướng quân, nhận tước Quan Môn đình hầu và được hưởng lộc (thu tô, thuế) 300 hộ dân.

Đầu năm 219, Bàng Đức hộ tống Tào Tháo từ Hán Trung về Hứa Đô an toàn khi Tào Tháo bị quân Thục truy kích.

Giữa năm 219, Hầu Âm, Vệ Khai nổi dậy chống lại Tào Tháo ở huyện Uyển. Tào Tháo phong Tào Nhân là Chinh Nam tướng quân, Bàng Đức làm Chinh Tây đô tiên phong, dẫn quân bản bộ hợp với Tào Nhân cùng vây đánh huyện Uyển, chém Âm, Khai, rồi xuôi Nam đóng quân ở Phàn thành, tấn công Quan Vũ.

 

Các tướng ở Phàn Thành thấy anh họ của Bàng Đức là Bàng Nhu ở Hán Trung phục vụ Lưu Bị, đều nghi ngờ về lòng trung thành của ông. Ông đã khẳng khái tuyên bố: “Ta đã chịu quốc ân, về nghĩa phải lấy cái chết để báo đáp. Ta muốn thân chinh đi đánh Quan Vũ. Năm nay nếu ta không giết được Vũ, tất Vũ sẽ giết ta”.

Thậm chí để thể hiện quyết tâm và lòng trung với Tào Tháo, Bàng Đức còn sai quân sỹ khiêng theo một cỗ quan tài và đi trước đoàn quân. Bàng Đức diễu võ dương oai, chỉ tay phía quân Thục thét gọi muốn Quan Vũ ra quyết chiến. Quan Vũ xuất trận, hai người đại chiến hơn trăm hợp không phân thắng bại, hai bên gióng trống khua chiêng thu quân.

Quan Vũ về đến trại nói với Quan Bình rằng: “Đao pháp của Bàng Đức vô cùng thành thục, quả không hổ danh là dũng tướng của quân Tào”. Quan Bình nói: “Tục ngữ có câu: ‘Nghé mới sinh thì không sợ hổ’. Cho dù cha có chém được người này, thì cũng là chém một tiểu tốt người Tây Khương mà thôi. Nếu xảy ra sơ suất, chẳng phải hủy hoại uy danh của cha đó sao”.

vi sao bang duc khieng quan tai quyet song chet voi quan vu? hinh anh 3

Bàng Đức thua vì mưu kế của Quan Vũ.

 

Quan Vũ thấy dựa vào võ lực thì nhất thời khó mà thắng được Bàng Đức, thế là nghĩ ra một kế. Lúc đó đang vào mùa thu, mưa liên miên, nước sông Hán Thủy dâng cao rất nhanh. Trại quân Ngụy lại đóng quân nơi đất trũng, Quan Vũ phá đê sông Hán Thủy, nước tràn xuống ngập chìm toàn bộ 7 cánh quân Vu Cấm, bắt sống Vu Cấm, Bàng Đức. Vu Cấm quỳ gối xin hàng, nhưng Bàng Đức đứng sừng sững không chịu quỳ, quyết không chịu khuất phục.

Quan Vũ khuyên Bàng Đức đầu hàng, Bàng Đức không những không hàng còn chửi rủa Quan Vũ rằng: “Nguỵ vương có trăm vạn giáp binh, uy chấn thiên hạ. Lưu Bị nhà ngươi chỉ là kẻ tầm thường thôi, há có thể địch nổi sao! Ta thà làm con ma ở nước Nguỵ, chẳng thèm làm tướng của lũ nghịch tặc vậy”.

Không thể chiêu hàng, Quan Vũ đành chém Bàng Đức. Khi ấy, Bàng Đức 39 tuổi. Quan Vũ thấy thương tiếc vì lòng trung, nên ông cho mai tang đối phương tử tế.

Tào Tháo nghe tin rất đau xót, khóc rỏ nước mắt, rồi phong cho hai con của Bàng Đức làm Liệt hầu. Tào Phi lên tức vương vị, liền sai người tới mộ Bàng Đức ban cho thuỵ hiệu, có chiếu sách rằng: “Trước kia Tiên Chẩn bị giết mất đầu, Vương Trục đâm cổ tự vẫn, bỏ thân tuẫn tiết, đời xưa đã ngợi khen. Nghĩ rằng sự quả cảm cương nghị của quân hầu đã sáng rõ, việc vong thân vì quốc nạn đã thành danh, nổi tiếng đương thời, nghĩa cao sánh với tiền nhân, quả nhân thương xót lắm, nay ban cho thuỵ là Tráng hầu”.

Theo Minh Anh/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm