Vì sao Khang Hy âm thầm xem bói bát tự của Càn Long?
Khang Hy Đế và Càn Long Đế là hai vị hoàng đế nổi tiếng nhất của Đại Thanh. Càn Long Đế chính là Hoàng tôn mà Khang Hi Đế xem trọng và gửi gắm nhiều kỳ vọng nhất.
Tại sao Càn Long sủng ái Lệnh Ý Hoàng quý phi nhất? / Bí mật kinh hoàng việc Càn Long chọn Gia Khánh kế vị
Là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, nhà Thanh có 12 vị vua. Trong đó, người có thời gian ngồi trên ngai vàng lâu nhất là Khang Hi Đế và Càn Long Đế. Càn Long Đế từ nhỏ đã được Tổ phụ Khang Hi Đế xem trọng. Ảnh: baidu.com.
Khang Hi Đế có rất nhiều con cháu, hơn nữa công việc triều chính cũng rất bận rộn, trong hơn 100 người cháu, Hoàng tôn được ông yêu quý nhất chính là con trai của thái tử Dận Nhưng- Hoằng Triết. Hoàng tử trưởng của Khang Hi Đế là Dận Đề, sớm kết hôn nhưng bốn đứa con đầu lại là con gái. Hai người con đầu của Hoàng thứ tử Dận Nhưng đều là con trai, trong đó Hoằng Triết rất được Khang Hi ưu ái bởi bẩm sinh đã thông minh, rất có khí chất cương nghị của người Mãn Châu. Ảnh: baidu.com.
Cha của Hoằng Triết làm Thái tử 30 năm, đương nhiên vị trí của Hoằng Triết sẽ cao hơn các anh ẹm họ khác. Dù theo “Thanh Sử Cảo” Hoằng Triết rất ưu tú, nhưng khi cha là Dận Nhưng bị phế ngôi thái tử vì vận mệnh của Hoằng Triết cũng bị ảnh hưởng tiêu cực theo. Người cháu mà Khang Hi xem trọng thứ hai chính là Hoằng Lịch (sau này chính là Càn Long Đế). Ảnh: baidu.com.
Theo ghi chép của “Thanh Thực Lục”, lần đầu Khang Hi Đế gặp mặt Hoằng Lịch là khi Hoằng Lịch 12 tuổi. Mùa xuân năm Khang Hi thứ sáu mươi mốt, hoa nở khắp nơi trong Viên Minh Viên, Tứ hoàng tử Dận Chân mời Khang Hi Đế đến Viên Minh Viên thưởng hoa. Khang Hi Đế ban thưởng Viên Minh Viên cho Dận Chân, cũng có nghĩa là Dận Chân mời phụ thân đến nhà ngắm hoa. Ảnh: baidu.com.
Năm đó Khang Hi 68 tuổi, đó cũng là mùa xuân cuối cùng của Khang Hi Đế. Đến thăm Viên Minh Viên, thấy “trăm hoa đua nở”, Khang Hi Đế rất vui. Lúc này, Dận Chân mới tâu với phụ vương: “Hai cháu trai của ngài vẫn chưa được thấy Thánh Nhan”. Khang Hi nghe vậy, liền cho gọi hai hoàng tôn đến. Khang Hi Đế khi vừa nhìn thấy Hoằng Lịch đã vô cùng yêu thích. Ảnh: baidu.com.
Cả đời Khang Hi Đế gặp rất nhiều người, ông nhận thấy Hoàng tôn Hoằng Lịch nổi bật hơn tất cả mọi người. Khi về cung, liền cho lão thái giám đến phủ Dận Chân để lấy bát tự sinh thân của Hoằng Lịch. Sau khi tự mình nghiên cứu, ông thấy rằng đây là số mệnh “Chủ đại phú quý”. Trong cung của Khang Hi có một vị tướng sĩ ngự dụng, có biệt danh là “La Hạt Tử”. Khang Hi Đế quyết định để cho La Hạt Tử xem bát tự của Hoằng Lịch để xác nhận phán đoán của mình. Ảnh: baidu.com.
Để có được câu trả lời chính xác, Khang Hi Đế ko tiết lộ chủ nhân bát tự là ai. Khi La Hạt Tử mở tờ giấy mà Khang Hi Đế đưa có ghi : “Tân Mão Đinh Dậu Canh Ngọ Bính Tý”, liền hỏi Khang Hi Đế chủ nhân của bát tự này là nam hay nữ. Khang Hi Đế liền hỏi: “Nam thì sao, nữ thì sao? Trẫm không thể tiết lộ”. La Hạt Tử đương nhiên hiểu ý của Khang Hi Đế, liền nói thẳng: Nếu là nữ, Tý Ngọ, Mão Dậu là tứ trụ đào hoa, địa chi niên thương là Mão, gặp địa thời thượng là Tý tạo nên Hàm Trì, sát phạm đào hoa, cái này gọi là Thiên dã đào hoa. Nếu là nam, Tý Sửu tương xung, Mão Dậu tương xung, niên trụ Tâm Mão Kim Khắc Mộc, nguyệt trụ Đinh Dậu Hỏa Khắc Kim, nhật trụ Bính Tử Thủy Khắc Hỏa. Đây là điều hiếm gặp, là tướng đại quý. Người này thọ nguyên dồi dào, con cháu đông đúc”. Ảnh: baidu.com.
Cuối cùng, La Hạt Tử kết luận rằng: "Nếu chủ nhân của bát tự này là nữ thì lớn lên sẽ là kỹ nữ, còn nếu là nam thì sẽ là… thần không dám nói”. Vì trước mặt Khang Hi Đế, La Hạt Tử không dám nói ra ba chữ “tướng đế vương”, còn Khang Hi Đế thì tự mình đã hiểu. Ảnh: baidu.com.
Lời của La Hạt Tử không hề khiến Khang Hi Đế kinh ngạc, bởi Khang Hi Đế cũng rất giỏi trong việc xem bát tự, tướng số, cách nhìn của La Hạt Tử hoàn toàn giống với Khang Hi Đế. Sau này, Khang Hi Đế đưa Hoằng Lịch vào cung, tự mình dạy dỗ. Mùa đông năm đó, Khang Hi Đế qua đời tại Sướng Xuân Viên, nhường ngôi lại cho Hoàng tứ tử Dận Chân tức hoàng đế Ung Chính. Tháng 8 năm Ung Chính thứ nhất, Ung Chính đế bí mật lập trữ quân là Hoằng Lịch. 13 năm sau, Hoằng Lịch lên ngôi, kế thừa vương vị, lấy hiệu là Càn Long. Càn Long có nhiều con nhiều cháu và sống đến 89 tuổi, đã minh chứng cho lời nói năm xưa “Thọ nguyên dồi dào, con cháu đông đúc”. Ảnh: baidu.com.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Cột tin quảng cáo