Vì sao Ung Chính chỉ làm hoàng đế 13 năm? Chuyên gia chỉ ra thói quen ‘chết người’
Không phải nơi chém đầu, Ngọ Môn vẫn khiến các đại thần sợ hãi: Hóa ra là để làm việc này / Người phụ nữ xây mộ chồng và con trong ngôi nhà ở Đồng Tháp: Không còn cách nào khác
Ung Chính (1677 – 1735) là con trai thứ tư của hoàng đế Khang Hi, đồng thời là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh. Sau khi Khang Hi đế qua đời, Ung Chính kế vị, nhưng cai trị nhà Thanh chỉ trong vòng 13 năm. Đến năm 1735, vị hoàng đế này đột ngột qua đời, hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi Ung Chính qua đời, con trai thứ 4 của ông là Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, lấy hiệu là Càn Long.
Ung Chính là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh. Khi nhắc đến Ung Chính, hẳn nhiều người không còn xa lạ vì đây được coi là vị hoàng đế có nhiều thành tựu, đóng góp của ông cho thời kỳ Khang Càn thịnh thế cũng đã được ghi nhận trong sử sách. Tuy nhiên, cuộc đời lừng lẫy của Ung Chính cũng tồn tại không ít tranh cãi.
Trong số các vị hoàng đế thời nhà Thanh, Ung Chính có thể được coi là vị hoàng đế siêng năng và tận tụy nhất. Trong suốt thời gian trị vì đất nước, Ung Chính cần kiệm, chống tình trạng tham nhũng quyết liệt, cải cách việc quản lý tài chính với mục tiêu là tạo ra một triều đình hoạt động hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Ung Chính là vị hoàng đế cần mẫn và siêng năng trong lịch sử nhà Thanh.
Hơn nữa, tình hình đất nước trong thời kỳ Ung Chính trị vì cũng rất ổn định, không có tình trạng tranh đoạt ngôi báu giữa các hoàng tử. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao hoàng đế Ung Chính lại qua đời sớm như vậy?
Cụ thể, trong "Thanh sử cảo" cũng chỉ chép rằng ngày 21 tháng 8 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 13 (tức năm 1735), hoàng đế Ung Chính bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cứ làm việc, xử lý công việc triều chính như thường. Đến ngày 23 tháng 8, bệnh tình của hoàng đế chuyển biến và sau đó đột ngột qua đời. Ngoài ra, nguyên nhân cụ thể là gì khiến hoàng đế Ung Chính qua đời cũng không có ghi chép thêm trong sử sách. Dù Ung Chính là vị hoàng đế luôn có tâm lý đề phòng, nhưng việc ông qua đời một cách nhanh chóng như vậy khiến nhiều người luôn thắc mắc.
Chính vì vậy, nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng này đã trở thành chủ đề bàn tán trong nhiều năm.
3 thói quen 'xấu' gây hại đến hoàng đế Ung ChínhHoàng đế Ung Chính thường xuyên thức khuya để giải quyết công việc triều chính.
Thực ra nguyên nhân Ung Chính qua đời sớm khi chỉ mới trị vì nhà Thanh 13 năm có thể là do thói quen sinh hoạt của ông. Theo đó, vị hoàng đế này luôn bận rộn với chính sự và không quan tâm đến những thứ khác, thậm chí là không nghe lời khuyên của bất cứ ai cả.
Thứ nhất, từ khi làm hoàng đế, Ung Chính có không ít thói quen xấu, chẳng hạn như việc thức khuya quanh năm. Cụ thể, hoàng đế Ung Chính đi ngủ vào lúc 10 giờ tối và thức dậy rất sớm từ 2 giờ sáng để giải quyết công việc triều chính. Như vậy, mỗi ngày, vị hoàng đế này chỉ ngủ 4 tiếng. Sau khi thức dậy, Ung Chính bắt tay vào làm việc, đọc xong tấu chương thì đến giờ thiết triều vào buổi sáng. Cả ngày của hoàng đế Ung Chính nhìn chung rất bận rộn.
Thói quen thứ hai của hoàng đế Ung chính là lạm dụng đan dược. Mỗi năm, Ung Chính chỉ nghỉ ngơi 3 ngày. Tuy nhiên, việc thường xuyên thức khuya, ngủ ít khiến cơ thể của vị hoàng đế này rất mệt mỏi. Tuy nhiên, vị hoàng đế này chỉ thường dùng đan dược để chữa trị, tăng cường sức khoẻ. Thậm chí có giả thuyết cho rằng Ung Chính còn dùng các loại đan dược để giúp kéo dài tuổi thọ và chết vì dùng thuốc quá liều.
Dù là một vị hoàng đế anh minh và cần mẫn nhưng Ung Chính lại đi theo "vết xe đổ" mà nhiều vị hoàng đế thời cổ đại mắc phải, đó là tin vào thuật trường sinh bất lão. Việc quá lạm dụng đan dược có thể là một trong những nguyên nhân khiến vị hoàng đế này băng hà sớm như vậy.
Thói quen thứ ba, do không biết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi nên sức khỏe của hoàng đế Ung Chính cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Khi lên ngôi hoàng đế, Ung Chính đã ở tuổi ngoài 40. Cũng có thể là để bù đắp khoảng thời gian thời trẻ, Ung Chính đã luôn làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày với mong muốn nhà Thanh ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Làm việc liên tục, cộng thêm không có thời gian thư giãn để tái tạo năng lượng cũng có thể là nguyên nhân khiến vị hoàng đế này sớm qua đời trong khi chỉ mới trị vì đất nước trong 13 năm.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt