Vùng đất phụ nữ bẻ răng, nong môi để lấy chồng giàu, đàn ông phải đánh nhau đổ máu mới lấy được vợ
Acephali: Bộ tộc không đầu kỳ dị thời Hy Lạp cổ đại, ai nhìn cũng khiếp vía / Lễ hiến tế cầu may mắn, thịnh vượng của bộ tộc Tengger ở Indonesia
Bộ tộc Suri sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia. Những người phụ nữ nơi đây xẻ môi để lồng đĩa và tạo các vết sẹo theo họa tiết đặc biệt trên da. Phụ nữ và trẻ em thường trang điểm bằng đất sét trắng và hoa tươi.
Các bé gái, khi mói 12 tuổi sẽ được những người phụ nữ trong bộ lạc trao tặng chiếc đĩa tròn bằng gốm, có đường kính hơn 40 cm. Đầu tiên, họ rạch ra môt phần ở môi dưới và đeo vào đó một chốt bằng gỗ. Trong vài tuần sau đó, vết thương sẽ lành lại và cái chốt được thay bằng một cái to hơn. Quá trình kéo rộng này cứ tiếp tục với những cái chốt lớn dần lên.
Khi cái lỗ ở môi dưới đã đủ rộng, cô gái sẽ phải đeo chiếc đĩa gỗ hay đất sét đầu tiên, có đường kính khoảng 4cm. Trong vòng 1 năm, nhiều chiếc đĩa to dần sẽ được thay thế vào và người phụ nữ được quyền quyết định họ muốn đeo đĩa rộng đến đâu.
Chiếc đĩa cuối cùng có thể có đường kính từ 8 đến 20cm và một số người phụ nữ thậm chí phải đập bớt răng dưới để lấy chỗ cho những chiếc đĩa.Những chiếc đĩa bằng đất sét, được gọi là dhebinya, được làm đơn chiếc và được trang trí nhiều họa tiết khác nhau. Chiếc đĩa cuối cùng mà một người phụ nữ đeo có thể là màu trắng, nhuộm đỏ hoặc đen. Những cô gái chưa chồng sẽ đeo đĩa bằng gỗ gọi là kiyo.
Mặc dù rất đau đớn nhưng những người phụ nữ ở đây không ai là không làm như thế, bởi họ coi đó là tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Người nào đeo được chiếc đĩa càng to thì càng đẹp và nhà gái sẽ nhận được càng nhiều bò từ nhà trai khi kết hôn.
Tuy nhiên, những năm gần đây, khi một số người được tiếp cận nền vắn minh thế giới bên ngoài, một số cô gái không còn để ngực trần và nong môi nữa.
Đàn ông đanh nhau đổ máu để kiếm vợ
Những người đàn ông ở bộ tộc Suri phải trải qua hành trình chẳng mấy dễ dàng để lấy được vợ. Tại đây có một phong tục truyền thống mang tên "Donga", túc là đánh gậy truyền thống để kiếm vợ.
Trong lễ hội này, người đàn ông sẽ trang bị mũ bảo hiểm tự chế và những cây gỗ sau đó chiến đấu với nhau. Đây là trận chiến đấu thưc sự, dẫn đến đổ máu và thậm chí là tử vong.Mặc dù trận chiến có người làm trọng tài để điều tiết và ngăn chặn những hành vi nguy hiểm, song vẫn không tránh khỏi những nguy cơ tiềm tàng.
Thông thường, 2 người đàn ông sẽ chiến đấu cặp với nhau cho đến khi tìm được người chiến thắng. Cuộc chiến thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ của người đàn ông và tngười thắng cuộc sẽ chọn cho mình người phụ nữ mình thích.
Năm 1994, lễ hội nafycuar người Suri bị chính phủ Ethiopiangăn cấm vì quá bạo lực và nguy hiểm. Tuy nhiên, bộ tộc người Suri vẫn duy trì phong tục này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính