Vương quốc phụ nữ: Nơi đàn ông “chỉ quan trọng hơn ngựa giống”
6 vương quốc cổ đại hùng mạnh bị lịch sử lãng quên / Huyền thoại về thầy rắn ở "vương quốc rắn" rừng U Minh
Người phụ nữ Mosuo dệt vải ở Lệ Giang, Trung Quốc.
Đàn ông chỉ có vai trò quan trọng hơn ngựa giống một chút, họ hiến tặng tinh trùng cho phụ nữ mang thai nhưng thường không liên quan tới việc nuôi dạy đứa trẻ.
Trong khi toàn thế giới đang sôi sục vì đấu tranh bảo vệ nữ quyền, xã hội ưu ái phụ nữ này bình lặng tồn tại trong một thung lũng tươi tốt ở Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc, dưới những chân đồi xa xa phía đông dãy Himalaya.
Là một bộ tộc cổ xưa của Phật giáo Tây Tạng, người Mosuo có cuộc sống hiện đại bất ngờ: phụ nữ được đối xử công bằng, nếu không muốn nói là ưu ái hơn nam giới; cả hai giới có số bạn tình theo ý muốn mà không bị phán xét; các gia đình nhiều thế hệ nuôi dưỡng trẻ em và chăm sóc người già.
Tò mò về bản chất cũng như khả năng tồn tại của cộng đồng này, Choo Waihong, một nữ luật sư thành công ở Singapore, đã nghỉ việc để đi tìm câu trả lời.
Sau chuyến thăm đầu tiên đến những ngôi làng xinh đẹp này, cô quyết định sống lâu dài và gắn bó với văn hóa nơi đây.
Cô nói: “Tôi lớn lên trong cộng đồng Trung Quốc cực kỳ gia trưởng ở Singapore. Cha tôi, một người đàn ông tử tế hiếm có, phải chiến đấu rất nhiều để bảo vệ con gái.
Nhưng tôi chưa bao giờ hài lòng với cuộc sống nơi các quy tắc đều ưu tiên đàn ông. Tôi là một nhà nữ quyền, và tôi tìm thấy vị trí xứng đáng cho phụ nữ ở bộ tộc Mosuo.”
Nhà nữ quyền Choo Waihong
Từ góc nhìn của người ngoài, đặc biệt là du khách Trung Quốc, bộ tộc Mosuo bị lên án là cộng đồng cổ súy mẹ đơn thân. Waihong nói: “Trẻ em được sinh ra ngoài giá thú, việc mà phần lớn xã hội Trung Quốc coi là bất thường.
Nhưng với người Mosuo, hôn nhân là một khái niệm không thể tưởng tượng nổi, và một đứa trẻ không có cha đơn giản vì họ không coi trọng tình phụ tử.
Trẻ em Mosuo chỉ “thuộc về” người mẹ, còn người cha sinh học sống cùng gia đình mẫu hệ riêng của họ. Những đứa trẻ Mosuo được bà, mẹ và các cô chú bên họ mẹ cùng nhau nuôi dạy.”
Trong bộ tộc Mosuo, vai trò người mẹ được tôn trọng và đề cao. Phụ nữ Mosuo sở hữu và thừa kế tài sản, làm công việc đồng áng, chăm lo cuộc sống gia đình như nấu ăn, dọn dẹp và nuôi con.
Đàn ông dùng sức vóc để cày bừa, xây dựng, sửa nhà, giết mổ gia súc, nhưng không có tiếng nói quan trọng trong gia đình.
Choo Waihong với một bà mẹ Mosuo
“Đàn ông Mosuo coi trọng phụ nữ. Các bé trai không ngần ngại trông các em nhỏ. Tôi từng phải chờ một người đàn ông Mosuo lớn tuổi tắm rửa và thay tã cho các cháu gái rồi mới nói chuyện công việc.”
Thế nhưng, việc được giải phóng khỏi hôn nhân và tự do tình dục thực chất sản sinh ra những người nội trợ mà không có sự lựa chọn nào khác. Nhiều thanh niên coi có con là mục đích cuộc sống mà không chú ý đến việc học tập hay phát triển bản thân.
Giáo dục phần nào đã giúp cải thiện điều đó, nhưng cả bộ tộc đang bị cuốn vào vòng xoáy thay đổi. Du lịch phát triển, lối sống truyền thống bắt đầu trở nên lỗi thời với thế hệ trẻ.
Nhiều phụ nữ kết hôn với người từ dân tộc khác, sống với chồng con trong căn nhà riêng. Họ có nhiều công việc để lựa chọn, trở nên giàu có, hòa nhập đến mức đôi khi vô tình quên mất văn hóa ngàn đời của mình.
Dù không chắc văn hóa mẫu hệ này sẽ duy trì được bao lâu, phần lớn phụ nữ Mosuo được hỏi vẫn thể hiện niềm tự hào về sự tự do của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm