Cải cách thực chất điều kiện kinh doanh mới phát triển được thị trường
Gia Lai: Kêu gọi đầu tư hơn 180 dự án trong giai đoạn 2020-2021 / TPHCM: Doanh nghiệp lữ hành, khách sạn "ngồi chơi, xơi nước" bởi dịch Covid-19
Đây là một vấn đề được trao đổi tại hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) phối hợp tổ chức ngày 27/2.
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhận định, thời gian qua, cải cách quy định về điều kiện kinh doanh nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ.
Trong giai đoạn 2017-2019, các bộ, ngành đã nỗ lực rà soát, đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh để giảm gánh nặng quy định, thủ tục. Nhờ vậy, giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Theo lãnh đạo CIEM, vẫn còn những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý hoặc không có ý nghĩa về hiệu quả quản lý nhà nước. Khi tổ chức thực hiện, một số nơi vẫn chưa nắm rõ những thay đổi, cải cách về điều kiện kinh doanh. Do đó, nâng cao chất lượng điều kiện kinh doanh vẫn là nội dung trọng tâm trong cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Các chuyên gia đánh giá, vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, việc cắt giảm mới thiên về số lượng, chất lượng điều kiện kinh doanh để có những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình cải cách.
Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh tại CIEM Nguyễn Minh Thảo cho biết, trong giai đoạn này, có tới gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách, đặc biệt là trong năm 2018. Chính phủ đã quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như về cắt giảm điều kiện kinh doanh. Do đó, cần xác định đúng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cải cách đầu tư kinh doanh tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy vậy, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đều đã được cắt bỏ.
Các điều kiện kinh doanh được cắt bỏ chủ yếu dưới hình thức đơn giản hóa.
Hiện tại, vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, không đạt hiệu quả quản lý, thiếu rõ ràng. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định về kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể là cắt giảm ít nhất 20% số lượng văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ; cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh trong mỗi năm.
Trên thực tế, với việc bãi bỏ được hàng nghìn điều kiện kinh doanh, cải cách điều kiện kinh doanh có thể coi là "thương hiệu" của Chính phủ nhiệm kỳ này. Năm 2019, theo điều tra của VCCI, doanh nghiệp đánh giá tích cực về sự chuyển động trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, tỷ lệ khó khăn trong kinh doanh có giảm đi.
Dù vậy thì khái niệm điều kiện kinh doanh chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật.
“Thậm chí có những hiện tượng một số các doanh nghiệp lớn đã vận động đưa ra những rào cản thị trường để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp khác, đây là điều có hại cho người tiêu dùng, gây méo mó thị trường”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng vấn đề chính là tư duy cách thức quản lý chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
Khi xây dựng quy định, các bộ, ngành vẫn đặt là mục tiêu ban hành các điều kiện kinh doanh là để bảo đảm tuận tiện cho việc quản lý chứ chưa thật sự tạo thuận lợi cho kinh doanh.
Các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi vẫn lạm dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường. Thậm chí, cơ quan quản lý thay vì bớt đi vẫn còn muốn có thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đại diện VCCI khuyến nghị, để cải cách điều kiện kinh doanh có hiệu quả, các bộ, ngành cần đánh giá hiệu quả cải cách trong từng lĩnh vực; tiếp tục rà soát, đề xuất, bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; giám sát việc tổ chức, xử lý nghiêm những hành vi cố tình gây khó cho doanh nghiệp; đồng thời, thiết lập cơ chế đối thoại và phản hồi cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành cần tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh bằng cách thay đổi cách thức quản lý nhà nước, chuyển sang hậu kiểm. Doanh nghiệp nên được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầu đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh; đồng thời, tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh.
“Để cắt giảm được thực chất, quá trình soạn thảo luật doanh nghiệp và luật đầu tư sửa đổi cần tiếp tục thúc đẩy tự do kinh doanh, xỏa bỏ rào cản gia nhập thị trường. Suy cho cùng, khi cải cách thì hiệu quả cho nền kinh tế, lợi ích cho người dân mới là quan trọng nhất”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bảng giá xe máy điện VinFast cuối tháng 11/2024 rẻ chưa từng thấy, hạ knock-out xe Tàu tại Việt Nam
Vẫn còn hàng mới, iPhone 14 Pro Max bản 128GB bán rẻ như bèo, hấp dẫn hơn cả iPhone 16 Pro Max
Honda ra mắt ‘vua côn tay’ 150cc mới thay thế Winner X với giá 44 triệu đồng, đẹp hơn Yamaha Exciter
Cập nhật giá xe Hyundai Accent mới nhất tháng 11/2024: Rẻ 'chạm đáy', đua doanh số với Toyota Vios
So sánh các phiên bản Mitsubishi Xpander 2024
Mua Xe gầm cao, chọn Hyundai Tucson hay Honda CR-V?