Giải cứu nông sản lại lo chi phí logistics
Xuất khẩu nông sản đạt 3 tỷ USD / Làm thế nào tháo gỡ khó khăn cho nông sản Việt trước tình hình dịch viêm phổi cấp?
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCP thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast), cho biết trong suốt thời gian qua, khoảng 70% hàng hoá của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải xuất nhập khẩu qua hệ thống cảng biển của khu vực Đông Nam Bộ như Tp.HCM và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Bất lợi từ phương thức cũ
“Việc vận chuyển xuất khẩu (XK) phải chuyển tải qua khu vực Đông Nam Bộ góp phần làm gia tăng chi phí vận tải và giảm sức cạnh tranh cho hàng hoá XK của ĐBSCL”, ông Tuấn nói.
Hàng hóa XK của ĐBSCL ở đây có thể hiểu phần lớn là nông thuỷ sản - vốn là thế mạnh của khu vực này, như cá tra, tôm, lúa gạo, các loại trái cây tươi... Và nếu như phần lớn các nông sản XK ở đây không tìm cách thoát khỏi việc chuyển tải qua hệ thống cảng biển ở Tp.HCM hay Bà Rịa - Vũng Tàu thì việc giảm chi phí logistics sẽ là một bất lợi lớn.
Ông Tuấn cũng nhận định từ năm 2016 khi luồng cho tàu biển trọng tải biển vào sông Hậu được đưa vào khai thác thì đến nay có thể thấy tăng trưởng và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng biển ở ĐBSCL là rất cao.
Giới chuyên gia cho rằng khu vực ĐBSCL - vốn được mệnh danh là “vựa nông sản” của cả nước, có những đặc điểm đặc sắc riêng trong hoạt động logistics với vận tải thuỷ làm trung tâm để có thể kéo giảm chi phí logistics cho nông sản XK.
Còn thực tế hiện nay, như lưu ý của ông Marc Van Bouwel, Phó Chủ tịch công ty International Port Engineering & Investments Limited (IPEI) – một trong những doanh nghiệp (DN) hàng đầu thế giới về cảng biển và logistics, có đến 70 - 72% sản lượng trái cây ở ĐBSCL do thương lái thu mua tại vườn với mức giá thấp và vận chuyển bằng xe tải sang Trung Quốc.
Phương thức cũ này đang gặp nhiều sự cố về thủ tục hải quan và các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Điều đó có thể thấy rõ từ việc một số loại trái cây tươi đặc sản của ĐBSCL đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc khi xuất sang Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch virus Corona.
Điển hình như hàng ngàn tấn thanh long ở tỉnh Long An đã bị tồn đọng tại các cửa khẩu trong những ngày qua. Chưa kể, một số khách hàng Trung Quốc mới đây đã hủy các đơn hàng thu mua thanh long ở tỉnh này với ước tính khoảng 500 container (15 tấn/container).
Theo dự kiến, trong tháng 2 này ở Long An sẽ tiếp tục thu hoạch khoảng 20.000 tấn thanh long, trong khi đầu ra ở thị trường Trung Quốc đang bị tắt. Điều đó cũng đang tạo nên áp lực lên hoạt động kho vận của các DN thu mua nông sản để “giải cứu” trái thanh long.
Áp lực chuỗi cung ứng lạnh
Như chia sẻ của ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T Group, do giúp giải quyết đầu ra cho trái cây tươi ở ĐBSCL vì chịu ảnh hưởng từ dịch Corona ở thị trường Trung Quốc, các kho lạnh của tập đoàn đều đã đầy kín, buộc phải thuê thêm nhiều kho trữ ở bên ngoài.
Trong khi đó, áp lực chi phí lưu kho vẫn là một thách thức lớn. Chẳng hạn, riêng tiền điện để chạy container lạnh đã tăng gấp đôi so với trước thời điểm dịch bệnh, khoảng 1 triệu đồng/ngày. Tương tự, phí thuê container lạnh để chứa trái cây đang rơi vào mức giá cao, vào khoảng 8-9 triệu đồng/tháng.
Điều này khiến chi phí mỗi tháng cho một container lạnh lên tới 39 triệu đồng. Theo ông Tùng, nếu thời gian lưu trữ trái cây tươi kéo dài trong lúc chờ XK thì việc đội chi phí sẽ rất lớn, là một gánh nặng đối với DN.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp, các sản phẩm nông sản của tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình dịch Corora ở thị trường Trung Quốc, khi một số loại trái cây chủ lực đang bước vào thu hoạch phục vụ cho XK.
Chẳng hạn như trái xoài còn khoảng một tháng nữa sẽ bước vào thu hoạch, với tổng diện tích 11.000ha, sản lượng khoảng 90.000 tấn. Hay khoai lang hiện tồn đọng khoảng 11.000 tấn, ớt (6.700 tấn), nhãn (1.200 tấn)....
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp đề nghị các Bộ, ngành có chính sách hỗ trợ HTX, người sản xuất về chi phí vận chuyển tiêu thụ hàng hóa, thu mua tạm trữ, sơ chế, sử dụng kho đông lạnh bảo quản hàng hóa kéo dài trong thời gian thu hoạch…
Nhiều nhà quản lý mong mỏi các DN liên quan đến kho lạnh, logistics thay vì đẩy giá kho lạnh, container lạnh lên cao trong lúc nàycần chung tay với các nhà thu mua “giải cứu” nông sản Việt, nhất là nên giảm chi phí về kho lạnh và chi phí điện nhằm giảm bớt áp lực cho các nhà thu mua.
Nói thêm về vấn đề chi phí, ông Marc Van Bouwel cho biết một vài loại nông sản khác từ ĐBSCL được vận chuyển bằng đường biển, đi qua Singapore, đến những thị trường có giá tốt hơn và sinh lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, giá thành của hệ thống logistics trên biển cần được cải thiện mạnh mẽ hơn.
Cũng theo Phó chủ tịch IPEI, việc kiểm soát chuỗi cung ứng lạnh đối với nông sản XK của ĐBSCL hiện nay cần được cải thiện mạnh mẽ hơn, cho các tàu container ra vào ĐBSCL để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà sản xuất. Việc này có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ khâu xe tải, bỏ qua Singapore và tạo ra quy trình đưa sản phẩm vào các tàu container lớn trực tiếp và đơn giản hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt 'vua xe ga' Vision 2025 tại Việt Nam: Màu mới cực đỉnh, giá 31,3 triệu đồng
‘Huyền thoại côn tay’ 230cc của Nhật chính thức mở bán: Đẹp lấn át Honda Winner X và Exciter, giá rẻ
Thay thế Air Blade, Honda sắp ra mắt ‘vua xe ga’ 160cc mới đẹp át vía Vario, trang bị sánh ngang SH
Hạ knock-out Honda SH, ‘vua xe ga’ mới 'Made in Thailand' ra mắt, hạ bệ Air Blade, giá 68 triệu đồng
Hyundai Ioniq 9 trình làng: Công suất 429 mã lực, phạm vi hoạt động 620 km/lần sạc
Đây là vua iPhone màn lớn giá rẻ, giảm cực sâu vì iPhone 16 Plus quá xịn, Galaxy S24 Ultra cũng lo