Khó đưa nông sản sạch vào kênh tiêu thụ hiện đại
Chuối tiêu hồng – cây trồng thay đổi cuộc sống người dân Sơn La / Người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lối sống lành mạnh và bền vững
Nguyên nhân dẫn đến việc khó đưa được nông sản sạch vào kênh tiêu thụ hiện đại là do sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, nhất là khâu chế biến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, công nghiệp chế biến nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, gia đình giải quyết việc làm trực tiếp cho nhiều lao động nông thôn, có đóng góp không nhỏ trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp và tiến trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô.
Tuy nhiên, tiềm năng lại chưa tận dụng. Phần lớn doanh nghiệp chế biến nông sản chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong ngành hàng phần lớn thiếu chặt chẽ.
Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức có 220 ha rau an toàn; trong đó có 26,9 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi ngày hợp tác xã cung cấp ra thị trường 40-50 tấn rau các loại, nhưng chỉ có khoảng 10-15% tiêu thụ qua siêu thị, cửa hàng tiện ích, còn lại chủ yếu vẫn bán cho các bếp ăn tập thể và các tiểu thương kinh doanh ở chợ dân sinh.
Tương tự, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ cho biết, hiện đơn vị có hơn 200 con lợn nuôi theo hướng an toàn. Trên thực tế, sản phẩm thịt lợn của hợp tác xã vẫn chủ yếu bán cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn và khách quen chứ chưa đưa được vào kênh phân phối hiện đại.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ngành chế biến nông nghiệp của Thủ đô vẫn yếu do phần lớn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất thủ công và bán tự động, chỉ khoảng 10% có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động, 20% đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến… Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng cũng còn yếu, chưa sử dụng hết công suất, không đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm của mùa vụ rau, quả, thịt.
Khảo sát tại 200 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, chỉ có 12 doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động đầu vào là nguyên liệu đầu ra là thành phẩm, còn lại đa phần là doanh nghiệp có quy trình sản xuất thủ công và bán tự động… Cùng đó, cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, nhất là đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ; trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn phục vụ công nghiệp chế biến còn thấp, số lượng đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp…
Để tìm lối ra bền vững cho nông sản sạch, theo ông Tường, các địa phương cần chủ động thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi... Việc kết nối cung - cầu cần chặt chẽ hơn; ngành chức năng cần đẩy mạnh hỗ trợ người sản xuất trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để chứng minh nguồn gốc sản phẩm..., từ đó, tạo thuận lợi trong việc kết nối với siêu thị, cửa hàng tiện ích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Vua côn tay' 125cc cập bến thị trường Việt: Thiết kế độc lạ, có ABS 2 kênh, trang bị vượt Yamaha Exciter và Honda Winner X
Xe Vespa mạnh nhất lịch sử lộ diện, có hơn mẫu tay ga rất mạnh của Honda cũng vừa ra mắt Việt Nam?
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
Top 10 môtô Ducati đời 2025 đáng mua nhất
So sánh Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7: Lựa chọn xe gia đình nào hoàn hảo?
Chỉ 4 tháng, nhà máy tại nước láng giềng xuất xưởng 10.000 xe điện