Bán lẻ điện máy cạnh tranh khắc nghiệt
Ra sức thâu tóm, cuộc đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ sắp có hồi kết? / Hầu hết các hãng bán lẻ Indonesia muốn mở rộng kinh doanh sang Việt Nam
Lẽ ra, thời điểm cận Tết này là khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm đối với những cửa hàng bán lẻ điện thoại di động thì chuỗi cửa hàng kinh doanh và bán lẻ điện thoại di động, máy tính và các phụ kiện điện tử Viễn Thông A lại đồng loạt đóng cửa tại những vị trí đắc địa ở Tp.HCM.
Quy luật đào thải
Dù là thương hiệu lâu năm trong mảng bán lẻ thiết bị công nghệ theo mô hình siêu thị, với chuỗi cửa hàng trải rộng nhiều nơi tại Việt Nam, nhưng thời gian qua, Viễn Thông A vấp phải cạnh tranh lớn trên thị trường.
Cách đây gần một năm rưỡi, chuỗi cửa hàng này được Tập đoàn Vingroup mua lại và được điều hành bởi công ty con Vinpro. Thế nhưng sau đó, khi Vingroup quyết định rút lui khỏi mảng bán lẻ, toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy của Vinpro giải thể thì đồng nghĩa hệ thống Viễn Thông A cũng bị đóng cửa, khai tử.
Cần nhắc lại, trước khi về tay Vingroup, vào thời điểm tháng 8/2018, CTCP Viễn Thông A có nợ phải trả lên tới 604,2 tỷ đồng. Lúc đó, thương hiệu này đang nắm trong tay 310 cửa hàng và trung tâm bảo hành với tổng diện tích mặt sàn 61.000 m2, có độ phủ chỉ đứng sau Thế Giới Di Động và FPT Shop trong ngành hàng bán lẻ điện thoại, máy tính.
Quan sát chặng đường của Viễn Thông A trong ngành bán lẻ điện máy có thể thấy doanh nghiệp (DN) này đã đi từ đỉnh cao rồi rơi xuống… vực sâu. Bởi lẽ, từ năm 2012, thương hiệu Viễn Thông A từng có mặt trong danh sách 500 DN bán lẻ lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, doanh thu cao nhất là vào năm 2016 với gần 4.800 tỷ đồng.
Nhưng sau đó, từ năm 2017, khi thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh khắc nghiệt hơn, Viễn Thông A bắt đầu đi xuống, doanh thu sụt giảm, thua lỗ, nợ nần, rồi “bán mình” và cái kết là đóng cửa.
Nhìn rộng ra hơn về tình cảnh thị trường bán lẻ điện máy hiện nay, giới chuyên gia cho rằng nhu cầu tiêu thụ của người dân đến ngưỡng bão hoà, trong khi các cửa hàng bán lẻ điện máy ngoại tuyến đang gặp mối đe doạ từ bán lẻ trực tuyến.
Chẳng hạn như với Thế Giới Di Động (MWG), theo nhận định của Chứng khoán VCBS, với 45% thị phần đang thuộc về DN này ở phân khúc điện thoại di động thì thị trường bão hòa, còn thị phần kênh bán lẻ hiện đại (MT) đã ổn định.
Mặc dù vậy, VCBS vẫn dành những “lời có cánh” cho MWG khi cho rằng mạng lưới của công ty tiếp tục được mở rộng, dự kiến hiệu quả sẽ phản ánh rõ nét hơn khi toàn bộ các cửa hàng mở mới trong 2019 vận hành ổn định trong cả năm 2020.
Chẳng hạn như mục tiêu thị phần của Điện Máy Xanh sẽ đạt tương đương Thế Giới Di Động ở mảng điện thoại (45%). Với tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn ở mức cao (từ 10 – 15%/ năm), Điện Máy Xanh được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò là đầu máy kiếm tiền cho MWG trong 2 năm tới.
Không chỉ là “mạnh được, yếu thua”
VCBS cũng cho biết MWG đang nhân rộng mô hình “double-shop”, đẩy mạnh các mặt hàng đang trong xu hướng. Đơn cử như triển khai bán đồng hồ tại 174 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh có kết quả khá khả quan với sản lượng bán hàng gia tăng theo tháng và đã nhanh chóng có những đóng góp nhất định trong doanh thu, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng do tỷ lệ triển khai còn khá thấp.
Ngoài ra, DN này còn triển khai bán đồ gia dụng và đồ bếp tại 63 cửa hàng Bách Hoá Xanh (hầu hết tại các cửa hàng lớn), dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trên các cửa hàng lớn trong thời gian tới. Hơn nữa, công ty cũng khai thác mặt hàng laptop khi nhận thấy sản phẩm có nhu cầu gia tăng và dự kiến đẩy mạnh mặt hàng ti vi trong năm 2020.
Nhìn vào bức tranh tương phản giữa một bên là đóng cửa hàng loạt cửa hàng như Viễn Thông A và một bên đang tiếp tục củng cố thị phần, mạng lưới tiếp tục mở rộng như MWG, nhiều người cho rằng đó quy luật “mạnh được, yếu thua” thông thường trong kinh doanh khi mà thị trường điện máy tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng tốt (năm 2019 tăng 10%) và MWG có tiềm năng từ bán chéo tại các cửa hàng Thế Giới Di Động hay Điện Máy Xanh.
Tuy vậy, thị trường bán lẻ điện máy trong năm 2020 được cho là đang tiếp tục trong quá trình đào thải và phân hóa mạnh mẽ. Ngay như MWG không phải là không có nỗi lo khi có những nhận định rủi ro lớn nhất của công ty chính là ngành bán lẻ di động (mobile) có tỷ lệ thâm nhập đã gần mức tối đa, tăng trưởng có nguy cơ đi ngang hoặc sụt giảm trong tương lai.
Hơn nữa, mối đe dọa dài hạn từ kênh thương mại điện tử bằng sự xuất hiện ngày càng đông đảo của các công ty thương mại hàng đầu trên thế giới tại Việt Nam như Lazada, Tiki, Shopee, Adayroi… vẫn đang miệt mài “đốt tiền” chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới các cửa hàng truyền thống trong ngành hàng này.
Riêng với mảng bán lẻ điện thoại, nhìn từ câu chuyện đóng cửa của Viễn Thông A, theo giới chuyên gia, các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng khó phát huy tác dụng trong một thị trường đã bão hòa như ở Việt Nam.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu điện thoại đã ở mức cao, nhu cầu mua điện thoại chủ yếu đến từ thay mới hơn là mua lần đầu, trong khi thời gian để người tiêu dùng thay điện thoại mới đang ngày càng dài hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp