Thị trường

Báo Anh: Dịch COVID-19 không thể kìm hãm nền kinh tế Việt Nam

Trang Economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19.

VN-Index tăng gần 15 điểm, nhóm “cổ phiếu vua” trở lại dẫn dắt / Gia Lai khuyến cáo nông dân không nên xuống giống ồ ạt

Các doanh nghiệp thực hiện phương án

Các doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" nhằm duy trì không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN

Từng gây ấn tượng với thế giới khi khống chế được dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam hiện đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt và một loạt nhà máy, từ nhà máy sản xuất giày cho Nike đến nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp duy trì nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đại dịch. Năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9% ngay cả khi hầu hết các nước bị suy thoái sâu. Theo báo trên, bất chấp đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, năm 2021, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn được dự báo có thể cao hơn.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố vào ngày 24/8, kỳ vọng tăng trưởng năm 2021 ở mức 4,8%.
Tác giả bài báo khẳng định thành tích trên chính là lý do thực sự để ấn tượng với Việt Nam. Việc mở cửa với thương mại và đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. Trong 30 năm qua, Việt Nam là 1 trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kỳ tích của Việt Nam không phải nhờ sự lên xuống của nhiều thị trường cận biên khác mà nhờ sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ Việt Nam còn tham vọng hơn, muốn đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao, tức là tăng trưởng ở mức 7%/năm. Vậy bí quyết thành công của Việt Nam là gì và liệu có thể duy trì được thành công này không?
Sự kết nối sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu và mức đầu tư nước ngoài cao khiến Việt Nam có vẻ giống Singapore. Kể từ năm 1990, Việt Nam đã tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình 6% GDP mỗi năm, gấp hơn hai lần mức toàn cầu. Khi phần còn lại của Đông Á tăng trưởng và mức lương ở đó tăng, Việt Nam đã hấp dẫn các nhà sản xuất toàn cầu với chi phí lao động thấp và tỷ giá hối đoái ổn định. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu bùng nổ. Trong thập kỷ qua, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng 137% trong khi xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng 422%.
The Economist nhận định dù Việt Nam đang đối mặt với đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có thể lạc quan về một đất nước dường như đang trong giai đoạn đầu bước vào chu kỳ phép lạ kinh tế Đông Á.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm