Nông dân vùng “thủ phủ” tôm Cà Mau gặp khó do mặt hàng chủ lực tụt giá
Đại diện Công ty Acecook nói gì vụ Ireland thu hồi lô mì Hảo Hảo Việt Nam vì chứa chất độc hại? / Ngành bán lẻ tìm thấy tương lai trong đại dịch COVID-19
Cà Mau có 3 mặt giáp biển cùng hệ thống sông ngòi dày đặc và những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn… đây được xem là lợi thế để địa phương phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Theo thống kê, tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm trên 280.000 ha, sản lượng hàng năm ước đạt khoảng 180.000 tấn. Với những lợi thế trên Cà Mau đã và đang khẳng định vị thế vùng “thủ phủ” tôm của cả nước.
Ông Nguyễn Văn Hài (ngụ huyện Cái Nước) cho biết dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Theo đó, không chỉ tôm sú giảm giá mà cua biển cũng chịu chung số phận.
“Hai mặt hàng chủ lực đem lại nguồn thu nhập cho người dân đồng loạt giảm giá đã khiến nhiều hộ nuôi lầm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Gia đình tôi và nhiều hộ nuôi khác phải thắt chặt chi tiêu để có tiền trang trải cuộc sống trong giai đoạn này”, ông Hài chia sẻ.
Tiếp lời ông Hài, lão nông Nguyễn Văn Luận cho hay trước đó mỗi tháng ông sẽ thả tôm giống 2 lần. Song, 1 tháng nay ông chưa thể thả con giống.
“Tôi không nắm được trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội người dân có được đi bắt con giống không nên đành “bấm bụng” chờ dịch bệnh ổn định mới đi bắt tôm giống về thả. Nuôi tôm theo hình thức đại trà (nuôi tự nhiên không cần cho ăn - PV) nên người dân phải thả con giống nối đuôi để có nguồn thu nhập ổn định do tôm nuôi trong vuông không bị đứt đoạn”, ông Luận nói.
Trước khó khăn chung của đất nước, nông dân Cà Mau luôn tin tưởng, thực hiện nghiêm các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch để sớm đem lại cuộc sống bình thường cho người dân yên tâm lao động sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo