Gỡ khó trong thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam
Siết chặt nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc: Phải có kết quả giám định chủng loại mới được thông quan / Việt Nam phối hợp với các nước chung đường biên giới thực hiện mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu
DN gặp khó trong thông quan hàng hóa do COVID-19
Tại Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp trong cao điểm chống dịch COVID-10” diễn ra sáng nay (18/8) theo hình thức trực tuyến. Ông Phan Bình Tuy- Phó trưởng phòng Giám sát quản lý (Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) cho biết, hiện các DN trên địa bàn tỉnh làm các dịch vụ như giao nhận, khai báo hải quan, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đều đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lưu thông hàng hóa, thiếu hụt nhân sự, nhân công bốc xếp hàng hóa... Chi phí logistic tăng cao cũng là một trong những yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn đến các DN.
Từ đó, ông Phan Bình Tuy cũng cho biết thêm, hiện nay tổng số hàng hóa tồn động trên 90 ngày tại cảng Cát Lái khoảng hơn 1200 container.
Cùng với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện cũng là tỉnh có tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đứng thứ 2 cả nước. Theo ông Nguyễn Trường Giang- Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương, tính từ 15/7 đến 15/8 số lượng tờ khai hải quan tại đơn vị này sụt giảm nghiêm trọng trên 42% so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu giảm trên 32%.
Ông Giang cho biết, hàng năm tổng số hồ sơ làm thủ tục hải quan tại tỉnh là trên 6000 DN, trong đó có hơn 2000 DN hoạt động thường xuyên. Sang năm nay theo tính toán đã có đến hơn 600 DN hoạt động thường xuyên đã phải tạm những hoạt động.
Cũng theo ông Giang, trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều DN do chưa đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “hai điểm đến một cung đường” nên đã phải tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, chi phí test âm tính cho nhân viên, chi phí sinh hoạt để bảo đảm “3 tại chỗ” của DN cũng tăng cao. Bên cạnh đó, DN còn gặp phải một loạt các khó khăn về nhân công, kho bãi, thiếu hụt nguyên vật liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng… Để DN hoạt động được là một vấn đề hết sức nan giải ở thời điểm này.
Ông Nguyễn Dương Hoài- Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, hiện số DN thực hiện "3 tại chỗ" chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 20- 30%, còn lại là làm ăn thua lỗ. Hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh đều đang gặp khó khăn do bị đứt gãy chuỗi cung ứng, từ đó dẫn đến mấy hợp đồng với các đối tác.
Dịch bệnh COVID-19 khiến nguy cơ dồn ứ hàng tại các cảng trở nên trầm trọng hơn, việc thông quan hàng hóa cũng khó khăn hơn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Để tránh tình trạng cảng Cát Lái bị ùn ứ hàng hóa và để tạo điều kiện tốt nhất cho các DN trong việc lưu thông hàng hóa, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Cục Hải quan các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu cho phép di dời hàng hóa đã quá hạn lưu bãi trên 90 ngày từ cảng Cát Lái về các cảng nội địa.
Cùng với đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng tạo điều kiện cho phép các DN có thể thay đổi cảng ra vào để DN có thể làm thủ tục nhập khẩu tại các cảng khác trên địa bàn tỉnh. Với những biện pháp cụ thể trên, ông Tuy hy vọng trong thời gian ngắn có thể hỗ trợ các DN xuất nhập khẩu lưu thông hàng hóa nhanh chóng, giải quyết được tình trạng ùn ứ kéo dài do COVID-19.
Tại Bình Dương, ông Nguyễn Trường Giang cũng chia sẻ một loạt các giải pháp mà Cục Hải quan tỉnh đang chỉ đạo thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Cụ thể: Cục đã có văn bản chỉ đạo các chi cục chỉ thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa khi có vấn đề phát sinh. Nếu không có vấn đề nghi vấn, chỉ thực hiện kiểm tra qua máy soi container để tạo kiều kiện thuận lợi thực hiện thông quan ngay cho DN.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan Bình Dương cũng chủ động cắt giảm bớt các thủ tục hành chính như: cho DN nợ giấy tờ bản chính; hoãn thanh kiểm tra theo định kỳ; hướng dẫn giải đáp các thủ tục DN trực tuyến….
Từ đó, Cục Hải quan Bình Dương cũng đã có văn bản kiến nghị Sở giao thông vận tải cấp phiếu luồng xanh để nhân viên xuất nhập khẩu đi lại dễ dàng và làm thủ tục được nhanh chóng, thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân tại các nhà máy và các đối tượng liên quan được các diễn giả tại buổi tọa đàm đánh giá là phải pháp căn cơ nhất, hiệu quả nhất hiện nay để bảo đảm sản xuất kinh doanh cho DN cũng như không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, vận chuyển tránh tồn đọng hàng hóa trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024