Thị trường

Hà Giang: Hoàn thiện sản xuất an toàn ở HTX Tuyên Gấm

Mô hình sản xuất, chế biến sản phẩm từ cây lạc theo chuỗi giá trị gắn với an toàn lao động (ATLĐ) của HTX Tuyên Gấm (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đang cho thất những hiệu quả vượt trội, mở ra hướng đi mới an toàn, bền vững cho thành viên HTX và người nông dân tại địa phương.

Sơn La: Phát triển HTX góp phần xóa đói giảm nghèo / Quảng Ninh: HTX Tiêu thụ nông sản đồng bào dân tộc đồng hành cùng bà con miền núi

Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả

Những năm qua, cùng với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu, kinh tế hợp tác huyện Bắc Quang đã được chú trọng đầu tư, tạo động lực mạnh mẽ cho các HTX, tổ hợp tác nâng tầm phát triển cả về quy mô và hiệu quả hoạt động.

HTX đang thành công với các sản phẩm chế biến từ củ lạc

HTX đang thành công với các sản phẩm chế biến từ củ lạc

Trong hàng loạt những tên tuổi HTX được hình thành, tạo hiệu ứng mạnh trong cộng đồng dân cư, cái tên HTX Tuyên Gấm nổi nên như một trong những điển hình tiêu biểu nhất với mô hình chế biến dầu lạc mang lại hiệu quả vượt trội về kinh tế, ATLĐ.

Cây lạc vốn là cây trồng quen thuộc của người dân huyện Bắc Quang, tuy nhiên, phải đến những năm gần đây, nhờ phương thức sản xuất an toàn, chú trọng ATLĐ, kỹ thuật mới, cây lạc mới dần khẳng định vị thế cây kinh tế chủ lực của địa phương.

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có tới 2.614 ha lạc, được trồng ở hầu hết các xã, tập trung nhiều nhất tại 2 xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc. Để phát huy tiềm năng của cây lạc, Bắc Quang đã xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển mạnh cây lạc trở thành cây kinh tế mũi nhọn.

Dựa trên thế mạnh địa phương, HTX Tuyên Gấm đã chủ động đầu tư chuyên sâu về lĩnh vực chế biến thực phẩm, vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của thị trường, vừa thúc đẩy liên kết, mở hướng sản xuất bền vững, an toàn cho người nông dân trên địa bàn.

 

Với mục tiêu rõ ràng, HTX đã nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời, lấy tiêu chí vì sức khỏe của người tiêu dung, ATLĐ cho người sản xuất là mục tiêu trong sản xuất, chế biến nông sản.

Kết quả, trong năm 2018, doanh thu của HTX đạt 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 240 triệu đồng. HTX nộp ngân sách nhà nước 35 triệu đồng và tăng thu nhập bình quân của thành viên từ 3,5 triệu đồng lên 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Vụ Mùa năm 2019, HTX thu mua được 18 tấn lạc tươi và chế biến được 12.000 lít dầu lạc. Doanh thu và lợi nhuận của HTX dự kiến cao hơn 15 – 20% so với năm 2018.

Sản phẩm của HTX có chất lượng vượt trội nhờ sản xuất an toàn

Sản phẩm của HTX có chất lượng vượt trội nhờ sản xuất an toàn

 

Hoàn thiện quy trình sản xuất

Sau hơn 2 năm hoạt động, với sự chủ động trong tiếp nhận khoa học – kỹ thuật mới, sự năng động của Ban điều hành và thành viên, HTX đã tập trung khai thác mọi nguồn lực, tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư đã giúp HTX mở rộng nhà xưởng, trang bị nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất an toàn, nâng cao hiệu quả, đảm bảo ATLĐ cho người lao động, như: máy sấy, máy ép dầu lạc công suất lớn, xe tải…

Anh Nguyễn Xuân Bằng – Giám đốc HTX, chia sẻ: “Cơ giới hóa là điều kiện bắt buộc để HTX sản xuất hiện đại, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, cùng với cơ giới hóa, HTX luôn chú trọng sản xuất an toàn, ATLĐ nhằm bảo vệ sức khỏe cho thành viên, người lao động, qua đó, đảm bảo sự phát triển bền vững”.

 

Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cũng là yếu tố luôn được HTX coi trọng; vì đây, chính là sợi dây gắn kết tạo niềm tin giữa HTX với khách hàng khi sử dùng sản phẩm của HTX.

Sản xuất kinh doanh hiệu quả, số thành viên HTX tăng từ 7 người lên 13 người. HTX cũng tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ. Hiện, HTX tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường nhằm tăng cả sức mua và tiêu thụ sản phẩm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm