Kinh tế ASEAN đối mặt nhiều khó khăn
ADB hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á / ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5%
“Báo cáo ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu: Xem xét khả năng chống chịu và tính bền vững” đã khảo sát những thách thức và cơ hội đang đặt ra cho các chuỗi giá trị toàn cầu - những mạng lưới xuyên biên giới chia tách các công đoạn sản xuất, từ lên ý tưởng tới tiêu dùng - ở Đông Nam Á khi các quốc gia tìm cách xây dựng khả năng chống chịu lớn hơn và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững.
Báo cáo được ra mắt bên lề Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á (SEADS) ở Indonesia. SEADS là sự kiện chia sẻ tri thức chủ chốt hàng năm của ADB tại Đông Nam Á, tập hợp các nhà lãnh đạo từ khu vực chính phủ, ngành công nghiệp, giới hàn lâm và các lĩnh vực khác để khám phá những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phát triển then chốt như biến đổi khí hậu và phát triển công nghệ.
Ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB chia sẻ: Khi các quốc gia ASEAN tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19, chúng ta phải bảo đảm rằng việc khôi phục kinh tế diễn ra theo cách thức xanh hơn và bền vững hơn.
“Báo cáo này đề xuất những biện pháp cụ thể mà các chính phủ và doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm phát thải các-bon trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động đầu tư cho năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các cơ chế khuyến khích để giảm chi phí giao dịch cho hàng hóa thông minh với khí hậu và tăng tốc quá trình số hóa, tất cả đều có thể góp phần tạo nên những chuỗi giá trị toàn cầu xanh hơn và bền vững hơn ở ASEAN và những nơi khác”, ông Masatsugu Asakawa nhấn mạnh.
Báo cáo nhận thấy các chuỗi giá trị toàn cầu đã chứng tỏ là có khả năng chống chịu trước những tác động của COVID-19 tốt hơn dự kiến, ngay cả khi các công ty phải điều chỉnh để thích ứng với sự gián đoạn, do phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp hàng hóa và đầu vào thiết yếu.
Do vậy, khu vực này cần phải xây dựng khả năng chống chịu mạnh mẽ hơn trong các phân khúc chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi mở rộng thương mại, đầu tư và hội nhập khu vực.
Báo cáo cũng nhận thấy lợi thế cạnh tranh của việc sử dụng lao động tay nghề thấp đang mất đi, khi công nghệ mới tiếp tục nâng cấp các chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, điều cấp thiết là khu vực này phải tạo ra một lực lượng lao đông đông đảo được trang bị công nghệ và các kỹ năng công nghệ mới.
Các nền kinh tế ASEAN cần “xanh hóa”. Lý tưởng nhất là các chính sách thúc đẩy phi các-bon hóa cũng đồng thời củng cố các chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN. Các nền kinh tế này cần tăng tốc số hóa thương mại và thúc đẩy thương mại thông minh ới khí hậu, cơ sở hạ tầng giao thông xanh, và định giá các-bon.
“Các nền kinh tế ASEAN vẫn đối mặt với nguy cơ cao. Những cú sốc toàn cầu gần đây và chủ nghĩa bảo hộ thương mại địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng ở ASEAN và những nơi khác”, báo cáo lưu ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo