Tăng cường các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19
Ngành nông nghiệp không muốn xuất khẩu 'lỡ hẹn' 42 tỷ USD / Cao Bằng: Thoát nghèo nhờ 'lộc trời' ở Hà Quảng
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn tới toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch các quy định về miễn giảm lãi, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới tới khách hàng nhằm tránh tình trạng trên đã có chỉ đạo nhưng phía dưới triển khai chậm chạp, khiến người dân không tiếp cận được vốn.
Đồng thời, các ngân hàng phải tiết giảm chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có điều kiện giảm mạnh lãi suất cho vay.
Ngày 1/4, nhiều ngân hàng thương mại đã thông báo kế hoạch giảm lãi suất sâu hơn, đi đầu là nhóm ngân hàng quốc doanh. Vietcombank sẽ dành 3.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 2 - 2,5%/năm so với thông thường. Vietinbank, BIDV, Agribank cũng cam kết giảm tương tự.
Ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, TPbank tuyên bố dành 12.000 tỷ đồng cho vay khách hàng mới, với lãi suất giảm 1,5 - 2,5%/năm. VPBank cam kết giảm cho cả khoản vay mới và cũ, mức giảm tối đa 2% bằng đồng VND cho những khoản vay không có tài sản đảm bảo.
Ngoài cho vay mới, các ngân hàng cũng tiếp tục giảm lãi suất các khoản vay cũ, từ 0,5 - 1,5%/năm và kéo dài thời hạn cơ cấu nợ cho khách hàng.
Trước đó, các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất. Theo Ngân hàng Nhà nước, đã có khoảng 36.000 khách hàng đã và đang được xem xét miễn giảm lãi; 47.000 khách hàng được vay mới, chỉ trong 2 tháng vừa qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định