Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu châu Á
Sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó / Giá xăng, dầu (19/1): Chững lại do chịu nhiều áp lực
Theo báo cáo của Đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất ở châu Á, vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng dần trở thành công xưởng sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á.
Báo cáo này chỉ ra các nhân tố khiến Việt Nam vượt qua hai trung tâm sản xuất hàng đầu thế giới hiện nay đó là chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, nguồn nhân công giá rẻ và việc tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam thắng điểm so với Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Ấn Độ vẫn đứng sau cả Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm soát ngoại thương và hối đoái.
Thậm chí xét đến yếu tố thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Nói một cách đơn giản, thị trường lao động phải đáp ứng cả cung và cầu việc làm. Ấn Độ, với dân số 1,38 tỉ người, được tính điểm thấp hơn Việt Nam với dân số 97,34 triệu người.
Tuy nhiên, việc thiếu lao động chuyên môn cao có thể gây bất lợi, nhưng mức lương của ngành sản xuất tay nghề thấp của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh mạnh.
Báo cáo chứng minh rằng việc Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc xảy ra trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Điều có lợi cho Việt Nam là nhờ các chính sách luôn thích ứng theo nhu cầu thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam