Hỗ trợ doanh nghiệp

May mặc Việt Nam nhận được sư ưu ái lớn của EU

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) vào tháng trước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hãng sản xuất quần áo và giày dép nổi tiếng như Nike, Levi’s hay Zara.

May mặc Việt Nam được EU đánh giá cao. Ảnh: Minh họa.

Một phần lý do là vai trò của Việt Nam như một dây chuyền sản xuất hàng may mặc cho phương Tây ngày càng tăng cao.

Thứ hai, dân số Việt Nam hiện nay là gần 90 triệu người. Cùng với đó là số lượng người trẻ tuổi tại Việt Nam tăng cao. Bởi vậy, đây sẽ là một thị trường tăng trưởng hấp dẫn cho các công ty may mặc.

Bên cạnh đó, EU thường hỗ trợ tiếp cận thương mại ưu đãi đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, như một cách để hỗ trợ các nước này phát triển.

Khi được nhập khẩu vào EU, hàng may mặc phải chịu mức thuế là 12%, nhưng nếu là hàng Việt Nam mức thuế này được giảm xuống còn 9,6%. Tương tự, mức thuế đối với giày thể thao và các loại giày vận động khác là 16,9% , và giảm còn 13,4% nếu là hàng Việt Nam.

Nếu giao dịch với số lượng lớn, sự chênh lệch thuế suất này có thể lên tới hàng triệu euros.

Do đó, vấn đề gây tranh cãi nhất trong các cuộc thảo luận liên quan tới việc nới lỏng các quy định về nguồn gốc của sản phẩm trên toàn thế giới.

Các nhà sản xuất dệt may cho rằng chính sách thương mại hiện đại không nên phạt các công ty vì sản xuất sản phẩm tại nhiều hơn một quốc gia.

Tim McPhie, một nhà vận động hành lang cho biết: “EU cần có một cách tiếp cận hiện đại đối với các quy định về nguồn gốc sản phẩm. Hiện tại mức thuế suất vẫn còn cao và các rào cản thương mại vẫn còn lớn. Điều này khiến cho các giao dịch xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Nếu một hiệp định thương mại tự do được ra đời, nó có thể giải quyết vấn đề này”.

Đối với chính phủ Việt Nam, việc nới lỏng các quy định về nguồn gốc của sản phẩm sẽ thúc đẩy xuất khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối việc nới lỏng các quy định này. Francesco Marchi, tổng giám đốc Liên đoàn May mặc và Dệt may châu Âu nói rằng “Chúng tôi mong muốn có sự tiếp cận công bằng. Đối với chúng tôi, các quy định về nguồn gốc sản phẩm là yếu tố tiên quyết. Chúng cần phải gắn liền với điều kiện thuế quan của mỗi quốc gia”.
 

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo