Miếng bánh FDI đang nhỏ lại
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, tổ chức sáng 29/5 tại Hà Nội, vấn đề được quan tâm nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) công bố chỉ số xếp hạng “Môi trường kinh doanh 2012” của Việt Nam. Việt Nam đã tụt 8 bậc, xếp vị trí thứ 98/ 183 nước được xếp hạng. Theo WB, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam bị sụt giảm bởi thất bại trong cải thiện hệ thống điện, ngành đầu tàu trong nền kinh tế.
Vẫn là thủ tục hành chính
Cải cách hành chính của Việt Nam chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thu hút đầu tư. Việt Nam mới chỉ cải thiện được chút ít tại 3/10 lĩnh vực được đánh giá, bao gồm giấy phép xây dựng, bảo vệ nhà đầu tư và thực thi hợp đồng. “Những lĩnh vực đang yếu kém đi của Việt Nam là đăng ký tài sản, đóng thuế và tiếp cận tín dụng”, đại diện WB cho biết.
Trong khi cơ quan nhà nước xem xét kiến nghị của DN thì phải nhìn ở góc độ chung của nền kinh tế. Phải xét nhiều yếu tố, khi chưa đạt được sự đồng thuận thì cần phải có nhiều cuộc đối thoại để trao đổi, thống nhất. Đặc biệt cần tăng cường đối thoại, làm việc với tinh thần thẳng thắn, cầu thị giữa 2 bên Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI |
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, cho rằng lòng tin của các doanh nghiệp đã có chiều hướng suy giảm từ đầu năm. “Cùng với tỷ lệ lạm phát cao và sự sụt giảm FDI trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp châu Âu đang quan ngại về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam”, ông Preben Hjortlund nói. EuroCham cũng nhấn mạnh rằng, đây là sự kết hợp của tiến trình thay đổi chậm chạp trong nhiều vấn đề cũ với một số vấn đề mới phát sinh, nhất là các vấn đề liên quan đến “tiếp cận thị trường”.
Một dẫn chứng khác theo kết quả điều tra về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham tại Việt Nam, trong năm 2011, chỉ số BCI của Việt Nam đã giảm từ 70 xuống còn 53 điểm, và hiện chỉ xoay quanh mức điểm thấp này, cho thấy các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại khi lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong ngắn hạn.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo thị trường vốn
Đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài, ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng kinh tế trong nước đã có tín hiệu tích cực, lạm phát trở về mức một con số, niềm tin của các doanh nghiệp vào chính sách vĩ mô của nhà nước được củng cố.
Việt Nam đã trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á bị “xuống hạng” trong báo cáo “Chỉ số niềm tin FDI” vào tháng 2/2012. Báo cáo này cho thấy Việt Nam đã rớt từ vị trí thứ 12 trong năm 2010 xuống thứ 14 vào năm 2011. Trong khi đó, Indonesia thăng hạng từ vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011, và vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục 19,3 tỷ USD, gấp đôi năm trước. Malaysia cũng từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10. |
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, thị trường tiền tệ đang dần ổn định, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang mạnh mẽ. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tiếp tục có những biện pháp xử lý nợ xấu, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất ổn định, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên theo ông Teri Hamony, một nhà đầu tư nước ngoài, việc nhà đầu tư nước ngoài đang có tâm lý chững lại hoặc e ngại thị trường Việt Nam là do Việt Nam chưa hiệu quả trong thực thi các chính sách về hành chính và kinh tế. Ông Teri Hamony nhấn mạnh để thu hút FDI mạnh mẽ, Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách Doanh nghiệp nhà nước.
“Cải cách doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát triển thị trường vốn và tính hiệu quả của nền kinh tế của các quốc gia. Cụ thể tại Việt Nam là thúc đẩy cổ phần hóa các ngành chủ lực như là Viễn thông và ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước cũng cần tập trung các ngành kinh doanh chính, tránh đầu tư dàn trải dẫn tới rủi ro”- ông Teri Hamony nhấn mạnh.
Đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam cũng cho rằng, các nhà đầu tư Singapore rất cần tính minh bạch trong thông tin của chính phủ. “Cách thu hút tốt nhất để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài là cung cấp thông tin nhanh, chính xác và hạn chế tham nhũng trong hệ thống công quyền.
Theo ĐV
End of content
Không có tin nào tiếp theo