Hỗ trợ doanh nghiệp

Năm 2015, Vinatex ước đạt doanh thu trên 52.600 tỷ đồng

(DNVN) - Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong năm 2015, mặc dù tình hình nhập khẩu hàng dệt may của những thị trường lớn đều giảm nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định với kim ngạch ước đạt 27,5 tỷ USD.

Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh thu đạt trên 52.655 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,463  tỷ USD, tăng 10% và thu nhập bình quân đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,7% so với năm 2014.

Ảnh minh họa.

Trong năm, nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn có kết quả sản xuất kinh doanh tốt như: Tổng Công ty CP Phong Phú; Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ; Công ty CP Sợi Phú Bài; Công ty CP Dệt may Huế; Tổng Công ty CP May Việt Tiến; Tổng Công ty May 10 - CTCP; Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP; Tổng Công ty Đức Giang - CTCP; Công ty CP Vinatex Đà Nẵng; Công ty CP May Đáp Cầu; Công ty CP May Nam Định; Công ty CP May Hữu Nghị.

Cũng ttrong năm 2015, Tập đoàn Dệt may đã khởi công, hoàn thành và đang triển khai hàng loạt các dự án: Dự án Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2, quy mô 2,16 vạn cọc, sản lượng 4.770 tấn/năm (Ne30), tổng mức đầu tư là 258,7 tỷ đồng; Dự án Nhà máy may Kiên Giang, quy mô 20 chuyền may, sản lượng 3,6 triệu sp quần nữ/năm, tổng mức đầu tư là 105,8 tỷ đồng; Dự án Nhà máy SX vải Yarndyed Long An, quy mô 10 triệu mét/năm, tổng mức đầu tư là 444,2 tỷ đồng; Dự án May: Nhà máy May Cần Thơ, Nhà máy May Bạc Liêu, Nhà máy May Quảng Bình, Nhà máy May Tuyên Quang với quy mô 20-29 chuyền may, sản lượng 4 - 6,5 triệu sp/năm, tổng mức đầu tư từ 100 - 108 tỷ đồng; Dự án Sợi: Nhà máy Sợi Phú Cường, Nhà máy Sợi Nam Định với quy mô 2-3 vạn cọc sợi, sản lượng 4.770-5.200 tấn/năm (Ne30), tổng mức đầu tư 300-465 tỷ; Dự án Khu liên hiệp Dệt May Quế Sơn,tổng mức đầu tư là 1.261 tỷ đồng.

Mới đây, ngày 26/12, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. 

Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tăng hơn 32 lần trong 20 năm từ 850 triệu USDnăm 1995 lên trên 27 tỷ USD năm 2015, lao động tăng gấp 25 lần, có thị phần đứng thứ 2 ở cả ở Mỹ (10,2%) và Nhật Bản (7%), thu nhập bình quân toàn Ngành đã đạt xấp xỉ 200 USD/tháng, riêng của Vinatex đạt xấp xỉ 280USD/tháng. Liên tục hàng năm, ngành dệt may tạo ra ¼ số việc làm mới trên cả nước, thặng dư thương mại đạt trên 13 tỷ USD năm 2015.

Nên đọc
Văn Hải
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo