Hỗ trợ doanh nghiệp

Năm 2018 ngành Đường sắt áp dụng dịch vụ hàng không để phục vụ hành khách trên tàu

Đó là nội dung được ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc TCT Đường sắt Việt Nam trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam. Tại cuộc trao đổi, ông Hoạch cho biêt:

Ông có thể cho biết phương hướng cải thiện dịch vụ phục vụ khách hàng của TCT Đường sắt trong năm 2018?

Với điều kiện như hiện nay ngành đường sắt phải có sản phẩm dịch vụ đem đến cho hành khách những dịch vụ tốt nhất, làm cho hành khách hài lòng. Năm 2017 TCT Đường sắt định hướng đổi mới chất lượng dịch vụ trong đó tập trung đầu tư, đóng mới các toa xe. Lâu nay ngành đường sắt cũng có đầu tư đóng mới nhưng việc huy động vốn khó khăn, năm 2017, ngành Đường Sắt đã quyết tâm đóng mới 6 đoàn tàu giúp cho hình ảnh đường sắt được cải thiện hơn. Ngoài ra, vừa rồi chúng tôi cũng đã tiến hành lắp đặt nhà vệ sịnh theo công nghệ mới trên tàu.

 

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc TCT Đường sắt Việt Nam

Tập trung đổi mới dịch vụ cho các đoàn tàu, về mặt thái độ phục vụ của nhân viên đối với hành khách trên tàu, nhân viên phục vụ được đào tạo và cập nhật theo tiêu chuẩn hàng không. Lấy giáo viên và các cơ sở đào tạo hàng không để đào tạo lại. Các dịch vụ trên tàu như suất ăn có sự thay đổi theo tiêu chuẩn hàng không. Bố trí lại các toa xe để hành khách sử dụng dịch vụ thuận lợi hơn.

Năm 2018, tiếp thu ý kiến của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp tục cho ra đời những đoàn tàu mới. Theo mục tiêu năm 2018 sẽ đưa thêm 6 đoàn tàu mới vào sử dụng trên các tuyến Hà Nội – TP.HCM, đi vào các trung tâm, các điểm du lịch, các chặng đường hợp lý HN – Vinh, HN - Huế, HN – Nha Trang, SG – Nha Trang, SG – Quy Nhơn, SG – Tuy Hòa. Đó là những cung chặng hợp lý, thu hút hành khách. Toàn bộ các tàu khách cũ sẽ được lần lượt thay bằng các tàu mới từ năm 2018, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ thay thế toàn bộ tàu khách thế hệ cũ nâng chất lượng phục vụ hành khách tốt hơn.

Được biết Tổng công ty Đường sắt được phân bổ 7000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn 2016 – 2020. Ông có thể cho biết kế hoạch sử dụng nguồn vốn này?

Hiện  nay, điểm nghẽn nhất đối với ngành Đường sắt là kết cấu hạ tầng, muốn  chạy tàu tốc độ cao thì phải có hạ tầng tốt, nếu chạy được tàu nhiều thì chi phí đi lại rẻ hơn, chạy tàu êm thì hành khách sẽ cẩm thấy dễ chịu hơn. Nếu đóng tàu mới, tàu đẹp mà chạy tốc độ chậm, xóc lắc thì rõ ràng không mang lại sự thuận tiện cho hành khách. Nhưng hiện nay kết cấu hạ tầng đường sắt chưa nâng cấp, vì vậy đề xuất gói 7000 tỷ nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng để giải quyết các điểm nghẽn kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ khai thác tốt hơn, tạo ra sản phẩm dịch vụ đường sắt phục vụ hành khách tốt hơn. Ngoài ra đầu tư vào hạ tầng thì độ an toàn của ngành Đường sắt sẽ được nâng lên.

7000 tỷ nằm trong mục tiêu đến năm 2020 có thể nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt từ 18 đôi tàu HN – TP HCM lên đến 25 đôi tàu. Chạy tàu với tốc độ 80km/h trên toàn tuyến, chạy được đoàn tàu dài 25 toa xe, kéo tàu hàng với tải trọng lớn. Hiện nay tàu chở hàng HN – SG chia làm 2 cung chặng: HN- Đà Nẵng chở 4,2 tấn/m, từ Đà Nẵng – SG 3,6 tấn/m. Vì vậy, nếu đầu tư cải tạo hạ tầng sẽ nâng được tải trọng đoàn tàu, đồng nhất tải trọng toàn tuyến Bắc Nam. Giúp khai thác tốt hơn, chạy được nhiều đoàn tàu, chạy được tốc độ cao hơn thì tính cạnh tranh vận tải sẽ tăng lên.

 

Các dự án này đã nằm trong kế hoạch phát triển ngành đường sắt mà Chính phủ đã phê duyệt. Nhưng các kế hoạch đấy đều chưa có nguồn, mỗi năm chỉ cấp được 10% so với kế hoạch đặt ra. Có những ga hiện nay đường ga rất ngắn, muốn kéo dài đường ga để đón đoàn tàu có chiều dài cao hơn nhưng không có tiền đầu tư nên chỉ đón được đoàn tàu ngắn 11-12 toa thôi trong khi đó đầu tàu dư sức kéo, như vậy sẽ lãng phí sức kéo. Nếu kéo được nhiều toa hơn thì số lượng hành khách và hàng hóa sẽ tăng lên rất nhiều như vậy sẽ giảm được giá thành cho hành khách. Một số ga sau ga Nha Trang hiện nay chỉ có 2 đường, khoảng 10-12km 1 ga nếu 2 đường thì tránh nhau rất khó. Ít nhất là trên đường sắt phải có 3 đường để tránh nhau. Nếu không phải chờ mất 30 phút mới đi được cho nên sẽ hạn chế năng lực khai thác. Các dự án kéo dài đường ga và mở thêm đường tàu nhằm tăng năng lực chạy tàu đã có 20 năm nay nhưng chưa có kinh phí. Gói 7000 tỷ đầu tư ưu tiên cho những nút thắt đấy và khôi phục 300 cầu nhỏ từ thời đường sắt Thống Nhất.

Ông có thể cho biết kế hoạch xã hội hóa đầu tư một số nhà ga của Tổng công ty Đường sắt?

Hiện nay, muốn tăng năng lực phục vụ của các nhà ga như ga HN, ga SG, ga Đà Nẵng thì đường sắt phải huy động các nguồn vốn, kết hợp khai thác chạy tàu phục vụ hành khách nhưng cũng đồng thời kinh doanh thương mại phục vụ hành khách và có nguồn thu để bù đắp cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Hiện nay TCT Đường sắt đang mời gọi các đối tác đầu tư các dự án theo các phương thức được cho phép như liên kết đầu tư, đầu tư để kinh doanh sản phẩm. Phần diện tích phục vụ hành khách các đơn vị phải trả lại cho ngành Đường sắt để đón khách vào ra, dùng làm kho hàng hóa ... còn những tầng trên thì các doanh nghiệp đầu tư có thể kinh doanh. Hiện nay ga SG, ga HN đang cùng các đối tác nghiên cứu và lập dự án. Vấn đề hiện nay là các văn bản pháp luật cho phép như Nghị định về quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt đang soạn thảo. Hiện ngành đường sắt đang đề xuất các nội dung để đưa vào Nghị định. Các hạ tầng nhà ga kết hợp phục vụ cho ngành đường sắt là chính. Nếu còn có công năng phục vụ khai thác thì sẽ được cho phép khai thác kinh doanh để bù đắp lại cho kết cấu hạ tầng. Một số dự án như dự án Sóng Thần đang làm với Công ty Tân Cảng, đã đầu tư và đang khai thác. Các nhà ga hàng hóa trở thành các bãi hàng, nơi tập kết, nơi trung chuyển hàng hóa kết hợp giữa đường sắt và các phương tiện khác trong chuỗi logistich tạo thuận lợi rất lớn cho việc vận chuyển hàng hóa.

TN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo