Quốc tế

Nga - Mỹ đẩy mạnh không kích, IS lao đao vì nguồn thu từ dầu mỏ bị phá hoại

(DNVN) - Thời kỳ đỉnh cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã chấm dứt và phiến quân đang phải đối mặt với những khó khăn lớn sau các cuộc tấn công của không quân Nga và Mỹ.

Những ngày cuối năm 2015, phiến quân IS tháo chạy khỏi thành phố chiến lược Ramadi khi bị quân đội Iraq tấn công, đánh dấu thiệt hại đáng kể về lãnh thổ kiểm soát của tổ chức khủng bố này cả ở Iraq và Syria. Thành tựu này có được nhờ sức ép rất lớn của liên quân do Mỹ đứng đầuchiến dịch không kích của Nga.

Năm 2016, các lực lượng quốc tế sẽ tiếp tục tăng cường chiến dịch không kích vào các mục tiêu thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS IraqSyria, tập trung vào các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu mỏ, nguồn thu quan trọng của phiến quân.

Các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Báo cáo Dầu mỏ Iraq công bố hôm 28/12 cho thấy thời kỳ buôn lậu dầu đỉnh cao của IS đã chấm dứt, và phiến quân đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn trong hoạt động phi pháp này. Những cuộc không kích dữ dội của Mỹ và Nga đã phá hủy hàng trăm xe tải chở dầu của IS, đánh sập nhiều cơ sở lọc dầu, khiến phiến quân giờ đây phải lọc dầu bằng các phương pháp thô sơ, tạo ra các sản phẩm kém chất lượng, giá thành thấp.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới được duy trì ở mức thấp, khiến lợi nhuận mà IS thu về từ hoạt động này ngày càng giảm, trong khi nhu cầu sử dụng xăng dầu trong lãnh thổ do IS kiểm soát tăng cao, dẫn tới tình trạng thiếu hụt.

"Phiến quân không còn sản xuất đủ xăng dầu để thỏa mãn nhu cầu trong lãnh thổ kiểm soát nữa, khiến giá dầu nội bộ không còn ở mức ưu đãi, và lượng dầu dành cho xuất khẩu hầu như không còn. Các xe dầu khi được xuất ra nước ngoài, trừ đi các khoản chi phí nhiên liệu, thời gian và hối lộ thì lợi nhuận không còn là bao", Báo cáo Dầu mỏ Iraq nhấn mạnh.

Với việc đánh mất nhiều thành phố, làng mạc và nguồn thu lớn từ dầu mỏ, IS được dự đoán là sẽ phải co cụm vào các vùng lãnh thổ cốt lõi để cầm cự, không còn có thể thực hiện các chiến dịch tấn công bành trướng dữ dội như năm 2015. Để bù lại, lãnh đạo IS nhiều khả năng sẽ hối thúc phiến quân thực hiện các vụ tấn công ở phương Tây và Trung Đông, như những vụ khủng ở Paris vừa qua.

IS cũng sẽ tìm cách củng cố sự xuất hiện tại các vùng đất mới, đặc biệt là ở Afghanistan. Tuy nhiên, IS ở Afghanistan sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Taliban, nhóm phiến quân vẫn rất hùng hậu ở đất nước này trong năm 2016, và đụng độ bạo lực giữa hai nhóm sẽ tiếp tục bùng phát trong năm tới.

 

Nga và Mỹ sẽ vẫn không thể thống nhất được về mặt chiến lược để hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống IS. Dù hai nước có thể có những nhượng bộ về mặt chiến thuật để tăng cường chiến dịch không kích, IS vẫn không thể bị xóa sổ trong năm 2016.

Nên đọc
Thu Phương (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo