Người chăn bò vĩ đại - Anh hùng Hồ Giáo qua đời
Tin tức trên báo Nông nghiệp Việt Nam, chiều 14/10, ông Cao Hối, nguyên PGĐ Trung tâm Giống Cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi cho biết, Anh hùng Lao động Hồ Giáo đã qua đời sau thời gian lâm bệnh nặng.
Lúc 15 giờ 30 ngày 14-10, ông Hồ Giáo, người duy nhất trong ngành chăn nuôi được 2 lần tặng danh hiệu Anh hùng lao động đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng thuộc phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, hưởng thọ 86 tuổi. Báo Người lao động thông tin
Ông Hồ Giáo sinh năm 1930 tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Vì nhà ông không có một tấc đất cắm dùi nên năm lên 12 tuổi, ông đành phải đi ở đợ nhà ông xã Hai - một chức sắc của làng, vừa là chủ đất, để kiếm cơm.
Công việc hằng ngày của Hồ Giáo là chăm đàn trâu của ông xã Hai sao cho béo tốt. Kinh nghiệm chăn trâu của thời thơ ấu cơ cực, vô tình đã thành vốn liếng để sau này ông phát huy.
Sớm tham gia cách mạng, cuộc đời Anh hùng lao động Hồ Giáo đã có rất nhiều cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự phát triển của ngành chăn nuôi trong nước. Ông từng được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao trách nhiệm nuôi 15 con trâu Mura do Thủ tướng Ấn Độ trao tặng để làm sức kéo và lấy sữa.
Sau nhiều năm nhân giống, hiện giống trâu Mura vẫn đang được chăm sóc tại trại trâu của cụ Hồ Giáo tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi…Ông là người được 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào các năm 1966 và 1986.
Tin tức trên báo điện tử VTC, nông trường Ba Vì những năm 60 của thế kỷ trước đã thành nơi thử sức anh nông dân Hồ Giáo trong việc chinh phục đàn bò sữa với những “nhân vật” ương ngạnh đã thành đề tài của nhiều trang sách thời ấy. Để rồi, Hồ Giáo, lần đầu tiên trong đời mình, đứng lên bục vinh quang: Anh hùng Lao động năm 1966.
Hai mươi năm sau, năm 1986, vinh dự ấy đã đến với ông một lần nữa, cũng một việc chăn nuôi gia súc. Lần này là nuôi đàn trâu Mura lên đến ngàn con tại Nông trường Sông Bé.
Theo thông tin trên báo Lao động, ngày ông nghỉ hưu về quê hương Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng ông 15 con trâu kèm lời căn dặn về giúp bà con quê hương thoát đói nghèo. Qua bàn tay chăm sóc của ông, nhiều nghé con ra đời, chuyển giao về cho các hộ dân chăn nuôi. Đến năm 2010 vào tuổi 80, khi sức khỏe đã hao mòn dần, ông mới cho phép mình “nghỉ hưu” chính thức.
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Lần trước gặp anh/Chăn bò trên Tam Đảo/Sáng nay lại gặp anh Hồ Giáo/Chăn bò ở Ba Vì/Hỏi anh: Có thú vui gì?/Anh cười: Vui thú đời đi chăn bò…”.Người Anh hùng Hồ Giáo cũng từng được nhiều nhà thơ, nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác, ca ngợi như tác phẩm “Gặp anh Hồ Giáo” của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1972, nhân vật Nhẫn trong tác phẩm “Cỏ non” của nhà văn Hồ Phương và một số ca khúc của các nhạc sĩ.
Cái thú ấy của Hồ Giáo, người duy nhất cho đến nay được phong tặng hai lần Anh hùng Lao động của ngành chăn nuôi, giờ đây sẽ bớt vui khi “ca từ” của bài ca Mura rơi vào nốt lặng. Những cánh đồng thơm mùi cỏ non sẽ không còn hình bóng người Anh hùng hiền hậu, chất phát nữa…Tin ông ra đi về cõi vĩnh hằng được người thân và thế hệ hậu sinh chia sẻ với niềm tiếc thương kính mến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhân chứng sống vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân gặp ‘biến’, hé lộ thông tin đáng chú ý
Diva Hồng Nhung U60 vẫn tự tin diện đồ xuyên thấu lộ nội y, khoe trọn vóc dáng nóng bỏng
Thanh Hằng lên tiếng về màn ‘rụng cánh’ gây bão MXH, CĐM phát hiện lời nói ‘bất nhất’ của nữ siêu mẫu
Thương hiệu ‘Lý Tử Thất’ được định giá khoảng 35 nghìn tỷ, hé lộ thu nhập gây 'sốc' mỗi tháng
Tiến Luật, Lan Ngọc, Tiểu Vy cùng dàn sao quảng bá văn hóa và nông sản Việt qua "Biệt đội siêu sao"