Hỗ trợ doanh nghiệp

Ông lớn VEMA của Bộ Công Thương sắp IPO 167 triệu cổ phần

(DNVN) - Ngày 29/8 tới đây, Công ty mẹ - Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) sẽ chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 167 triệu cổ phần, tương đương với 12,57% vốn điều lệ sau cổ phần hóa với mức giá khởi điểm 14.290 đồng/cổ phần.

Được biết, VEAM được thành lập năm 1990 với 12 nhà máy cơ  khí và bao gồm hơn 7 nghìn cán bộ công  nhân viên. Từ năm 1995, VEAM đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh máy nông nghiệp ở trong nước và mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực Châu Á.

Đến năm 2002, tổng công ty cổ phần hóa các đơn vị thành viên và năm 2010, VEAM  chuyển  đổi  mô  hình  hoạt  động  từ  tổng  công  ty  nhà  nước  thành công ty mẹ - công ty con, trong đó, công ty mẹ là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Hiện nay VEAM đang quản lý 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 11 công ty con, 9 công ty liên kết và 1 viện nghiên cứu.

Ngày 29/8, IPO 167 triệu cổ phần Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam.

Hoạt động chính của VEAM là sản xuất, kinh doanh động cơ và máy nông nghiệp, ô tô-xe máy và công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra VEAM còn kinh doanh vận chuyển hàng hóa, khai thác và chế biến quặng sắt, mua bán vật tư, thiết  bị, phụ tùng cơ khí. Trên thị trường nước ngoài, các sản phẩm xuất khẩu chính của VEAM là các loại động cơ, máy nông nghiệp với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 30 triệu USD.

Cùng với việc liên kết, liên doanh với những đối tác có uy tín lớn trên thị trường sản xuất ô tô,  xe máy như: Honda, Toyota, Ford, VEAM đã đầu tư nhà máy lắp ráp xe ô tô tải có trọng tải từ dưới 1 tấn đến 33 tấn và các xe chuyên dùng khác. Với thiết bị, dây chuyền sản xuất khá  hiện đại (dây chuyền hàn tự động, sơn, dập công suất lớn) nhà máy Ô tô VEAM đã từng bước  phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như: tay biên, trục khuỷu, vòng  bi,  linh  kiện  xe  máy… của  các  doanh  nghiệp  thuộc VEAM  ngày  càng  được  nâng  cao.  VEAM có 4 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí cung cấp cho các đối tác lớn để sản xuất xe máy nhãn hiệu Honda, Yamaha, Piaggio … Từ năm 2014 đến nay, các  đơn vị này bắt đầu xuất khẩu một số sản phẩm phụ tùng ra nước ngoài (Nhật Bản) đạt khoảng 11 triệu USD/năm.

Sau cổ phần hóa, VEAM vẫn tập trung vào 3 ngành kinh doanh chính mà VEAM có tiềm năng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh cao: Sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp; Sản xuất ô tô   tải và phụ tùng ô tô xe máy; (3) Sản xuất các sản phẩm hỗ trợ theo hướng đảm bảo tỷ trọng ngành nghề hợp lý.

Đồng thời, VEAM sẽ tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã và chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu; tìm  kiếm và mở rộng quan hệ với các đối  tác  nước  ngoài.

 

Một số dự án tiêu biểu của VEAM gồm: dự án đầu tư tại Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công tại Sông Công, Thái Nguyên; dự án tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp tại Tiên Sơn, Bắc Ninh; dự án đầu tư tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo tại Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Tổng giá trị phần vốn Nhà nước tại Tổng Công ty vào thời điểm ngày 1/7/2014 là 13.288 tỷ đồng. Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 13.288 tỷ đồng. Nhà nước tiếp tục nắm giữ 51% vốn điều lệ, tương đương hơn 677,6 triệu cổ phần. 478,3 triệu cổ phần sẽ được phân phối cho nhà đầu tư chiến lược, tương đương 36% vốn điều lệ; 5,6 triệu cổ phần dành cho người lao động và hơn 167 triệu cổ phần, tương đương 12,57% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai cho công chúng đầu tư tại Sở GDCK Hà Nội vào ngày 29/8/2016.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo