Hỗ trợ doanh nghiệp

Petrolimex kiến nghị gỡ khó cho kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

(DNVN) - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa kiến nghị Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tháo gỡ những khó khăn để kho ngoại quan Vân Phong tạo lập được thị trường trung chuyển xăng dầu có uy tín của khu vực, thu hút được khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (CO) khi cho các đối tác thuê kho xăng dầu tại kho ngoại quan Vân Phong. 

Tại văn bản, Tập đoàn xăng dầu cho biết, kho ngoại quan Vân Phong do Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) quản lý và đây là công ty con có 55 % vốn góp của Tập đoàn Petrolimex.

Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong.

Theo đó, khi thuê kho xăng dầu tại Công ty VPT, các đối tác đang gặp một số vướng mắc khi thực hiện các hiệp định ưu đãi về thuế quan, cụ thể là Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – ASEAN.

Cụ thể, Petrolimex cho biết đến nay, đơn vị quản lý kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong đã xuất nhập khẩu 8 triệu m3 xăng dầu, tần suất 40 tàu/tháng và tổng thu thuế nhập khẩu tại Hải quan đã đạt tới 12.000 tỷ đồng. Với số lượng lớn như thế, Petrolimex nhấn mạnh kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong đang dần thành điểm trung chuyển xăng dầu khu vực.

Tuy nhiên, khi thuê kho xăng dầu tại Công ty VPT, các đối tác đang gặp một số vướng mắc khi thực hiện các hiệp định ưu đãi về thuế quan, cụ thể là Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – ASEAN. Các hãng xăng dầu nước ngoài khi gửi hàng tại kho ngoại quan đang gặp vướng mắc về cấp CO. 

Theo đó, theo Petrolimex, nhiều hoạt động của thương nhân nước ngoài đem hàng đến kho gửi nhưng lại không thể lấy giấy chứng nhận xuất xứ do chưa có cơ chế rõ.

Cụ thể, theo Hiệp định ASEAN – Việt Nam khi duyệt cấp CO, ghi tên người xuất khẩu tại CO back to back, theo quy định tại Thông tư 01/2013/TT-BCT là thương nhân nước ngoài phải có hiện diện Việt Nam. Trong trường hợp này người xuất khẩu có thể không có hiện diện tại Việt Nam.

 

Do đó, Petrolimex đề xuất các cơ quan liên quan chấp nhận cấp CO mà không cần phải hiện diện tại Việt Nam phù hợp với Luật Hải quan, Hiệp định ASEAN – VIệt Nam.

Ngoài ra, Petrolimex cũng cho biết gặp vướng mắc nữa là khi khai báo tên nước xuất khẩu, thì hải quan Khánh Hòa chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo CO gốc cấp ban đầu, do chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào VPT, sau đó đưa vào tiếp nội địa. Trên cơ sở đó, Petrolimex cho rằng cần thống nhất hướng dẫn là sẽ ghi nước xuất khẩu trên CO gốc lần đầu.

Như vậy, dựa vào những lý do trên Petrolimex kiến nghị Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xem xét hướng dẫn để kho ngoại quan Vân phong duy trì hoạt động, tiếp tục tạo lập được thị trường trung chuyển xăng dầu có uy tín của khu vực, thu hút được khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo