Hà Nội: Làm rõ hình ảnh chim trong sách đỏ bị 2 anh em 'Tam Mao' làm thịt
Vũng Tàu: Năm người nhập viện vì ăn cá sấu hỏa tiễn / Thủ tướng nhắc tới vị thế Chủ tịch Quốc hội và 3 nữ Ủy viên trong Bộ Chính trị
Sáng 7/3, ông Bùi Văn Quân - Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho biết, cơ quan chức năng trên địa bàn đã vào cuộc để xác minh thông tin một loài “chim trong sách đỏ” bị người dân địa phương làm thịt, quay lại clip rồi đăng tải lên kênh YouTube.
Trước đó, trên kênh YouTube của tài khoản có tên Ẩm thực Tam Mao do 2 anh em Tam Mao TV quản lý đã đăng tải một clip với tựa đề: "Thần điêu xào sả ớt - cái kết của việc nuôi chim không cẩn thận".
Theo nội dung clip, 2 anh em Tam Mao được một fan (người hâm mộ) tặng một con chim, giống với loài diều hâu.
Sau khi cho ăn một con chuột chết nhặt ngoài đồng, con chim này cũng chết. Đoạn clip đã nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt xem từ cộng đồng mạng.
Đến ngày 6/3, nhóm cộng đồng những người bảo vệ động vật trên mạng xã hội Facebook cho rằng, con chim bị 2 anh em Tam Mao làm thịt trước đó thuộc nhóm động vật đang được bảo vệ, là giống chim quý có tên Diều hoa Miến Điện và loài này nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Ngay sau đó, đoạn clip "Thần điêu xào sả ớt - cái kết của việc nuôi chim không cẩn thận" đã bị xóa khỏi kênh Youtube Ẩm thực Tam Mao.
Qua tìm hiểu, kênh Youtube Ẩm thực Tam Mao đang có 1,6 triệu người đăng ký theo dõi do 2 anh em Tam Mao quản lý.
Người có biệt danh "Mao Đại Ca" tên thật L.M.C. (SN 1991) còn "Mao Đệ Đệ" tên thật N.V.D. (SN 2000), cùng trú ở xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội).
“Trong sáng nay, công an xã cùng sự phối hợp của cán bộ kiểm lâm huyện Ba Vì đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Lực lượng chức năng sẽ tiến hành lập hồ sơ, thu thập mẫu lông để xác định đây có phải loài chim quý hay không” - ông Quân cho hay.
Diều hoa Miến Điện có tên khoa học Spilornis cheela. Đặc điểm nhận dạng của loài này, phần phía trên cơ thể và cánh có màu nâu đậm, đặc biệt dưới cánh có nhiều chấm trắng trải dài. Chân và da trên mặt có màu vàng.
Diều hoa Miến Điện thuộc Nhóm IIB bao gồm: các loài bị đe dọa và quý hiếm. Các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại các loài này yêu cầu phải có giấy phép.
End of content
Không có tin nào tiếp theo