Bộ trưởng GTVT đề nghị quy định người làm mất bằng lái xe phải thi lại
Vũng Tàu: Năm người nhập viện vì ăn cá sấu hỏa tiễn / TPHCM: Cháy lớn trong chung cư, hàng chục người ôm tài sản tháo chạy
Thu bằng lái 2 năm, 10 năm hay vĩnh viễn?
Tại phiên giải trình trước UB Tư pháp ngày 6/3, trước thực trạng tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) đề nghị đối với lái xe bị phát hiện sử dụng ma túy phải ghi thẳng vào lý lịch và cấm vĩnh viễn làm lái xe chuyên nghiệp.
Tán đồng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng cần thu bằng lái xe vĩnh viễn đối với trường hợp sử dụng ma túy và nồng độ cồn thì thu bằng từ 6 tháng đến vĩnh viễn tùy mức độ vi phạm.
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng báo cáo pháp luật về tội phạm an toàn giao thông phải được đánh giá đậm nét thì mới thấy được trách nhiệm quản lý nhà nước.
Ông Quyền đề nghị việc xử lý lái xe sử dụng ma túy phải xử lý pháp nhân (chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải). Theo ông Quyền, chủ doanh nghiệp chỉ đạo hoặc làm ngơ việc lái xe chở quá trọng tải, sử dụng ma túy thì chủ doanh nghiệp là đồng phạm nên phải được xử lý.
"Cơ quan nhà nước cứ quy về ý thức của dân là không trúng hoàn toàn. Đầu tiên phải là trách nhiệm xử lý của lực lượng chức năng nhà nước không nghiêm" - ông Nguyễn Đình Quyền nói và dẫn chứng, việc cấp bằng lái xe dễ dãi thể hiện cơ quan nhà nước không làm đúng trách nhiệm. Hay vụ xe hàng chở quá tải từ Lạng Sơn về đến Cà Mau mới phát hiện được chở quá tải. Vậy nguyên nhân chính là do lực lượng chức năng xử lý không nghiêm hay làm ngơ.
“Vấn nạn an toàn, tai nạn giao thông muốn xử lý được thì điều quan trọng là quản lý nhà nước phải nghiêm, phải làm rõ trách nhiệm nếu không chỉ ra được trách nhiệm thì mãi mãi không xử lý mối họa tai nạn”- ông Quyền nhấn mạnh.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề cập đến nhiều vấn đề nóng đang được Bộ tập trung thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh quan điểm đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm lớn và đặc biệt quan trọng với ngành GTVT, tuy nhiên để thực hiện tốt mục tiêu này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì Bộ GTVT, Bộ Công an hay Bộ Y tế, mà phải có nhận thức chung trong chỉ đạo mới mong đạt được hiệu quả.
Một vấn đề khác là thực tế lâu nay các lực lượng chỉ xử lý lái xe mà chưa xử lý vấn đề gốc rễ là doanh nghiệp thuê lái xe. Theo Bộ trưởng, doanh nghiệp thuê lái xe phải có trách nhiệm ký hợp đồng và giám sát, khi để lái xe sử dụng ma tuý gây tai nạn nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp. Hoặc nếu doanh nghiệp có phương tiện mà khoán trắng cho lái xe cũng là không làm hết trách nhiệm, bởi nếu không có việc giao phương tiện thì không xảy ra tai nạn.
Bộ trưởng Thể cho biết ở một số nước, trong đó có Trung Quốc, nếu lái xe vi phạm nghiêm trọng sẽ bị tịch thu bằng vĩnh viễn. "Theo tình hình Việt Nam hiện nay, chúng tôi đang đề xuất nếu để xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì một là thu hồi vĩnh viễn bằng lái, không cho người đó lái xe nữa, hoặc tăng thời gian thu hồi bằng trong vòng 10- 15 năm để bảo đảm tính răn đe. Các tai nạn hiện nay chủ yếu rơi vào ý thức chấp hành của lái xe là chủ yếu", Bộ trưởng cho biết.
Báo “láo” mất bằng lái để làm bằng thứ 2, thứ 3?
Về công tác đào tạo sát hạch lái xe kiểu học đối phó, học mẹo để lấy bằng thay vì học bài bản, học kiểu “bao thi”, “bao đỗ” mà UB Tư pháp yêu cầu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết đã chỉ đạo tập trung cao độ chấn chỉnh hoạt động này.
Cụ thể, cuối năm 2018 đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 138 về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo cấp GPLX, thay đổi nội dung giảng dạy, tăng cường giám sát chất lượng giảng dạy, giám sát kiểm tra và đưa ra các tình huống tập lái xe trong sa hình.
Bộ cũng đang đề xuất đưa vào chương trình học và thi một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng, ví dụ vi phạm ở những đoạn đường đèo hay giao với đường sắt, nếu người học và thi mà vi phạm những tình huống này thì sẽ cho rớt ngay và không cấp phép, bởi đây là những vi phạm nghiêm trọng mà nếu mắc phải sẽ rất khó khắc phục.
“Hiện nay theo số liệu chúng tôi nắm được của các cơ sở đào tạo, 100 người thi thì chỉ xét 58% trúng tuyển, còn hơn 40% phải thi lại lần 2, lần 3”, Bộ trưởng Thể thông tin.
Ông cho biết, tất cả các cơ sở đào tạo lái xe hiện nay là xã hội hoá, và các Nghị định, thông tư được điều chỉnh lại cũng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, với những cơ sở vi phạm có thể thu hồi giấy phép vĩnh viễn để bảo đảm tính răn đe.
Ngoài ra, Bộ trưởng GTVT cũng đề cập phương án quy định, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc cấp lại bằng để “kiếm” thêm bằng lái thứ 2, thậm chí bằng thứ 3.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos