Hỗ trợ doanh nghiệp

'Phù phép' 39 triệu gói khăn ướt Trung Quốc vào Việt Nam

Hơn 39 triệu trong số hơn 42 triệu sản phẩm khăn ướt mang các nhãn hiệu BabyCare, Wondercare, Teencare, Wecare… đều xuất xứ từ Trung Quốc song được Công ty Việt Úc “phù phép” thành hàng Úc với trị giá thị trường tới gần 1.000 tỷ đồng.

Mặt hàng khăn giấy ướt được tạm coi là mỹ phẩm, một trong những mặt hàng được liệt vào danh sách có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các sản phẩm khăn giấy ướt mang nhãn hiệu “BabyCare”, “Wonder care” của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Việt Úc (Công ty Việt Úc) được bầy bán nhiều trong các siêu thị lớn, nhỏ trên thị trường. Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường, người tiêu dùng sẽ cho rằng đây là sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài, bởi lẽ sản phẩm có dán tem phụ bằng tiếng việt còn các thông tin khác trên bao bì đều được in bằng tiếng Anh.

Thế nhưng, sản phẩm này có tới 3 nơi xuất xứ khác hẳn nhau, “made in PRC” – tức được sản xuất tại Trung Quốc, mã vạch đầu 932 của Úc và được sản xuất tại nhà máy có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Trên bao bì khăn ướt BabyCare ghi “Made in PRC”, nghĩa là được sản xuất tại Trung Quốc nhưng mã vạch mang đầu 932 của Úc. Sản phẩm khác lại “tinh tế” hơn khi trên bao bì in sản phẩm của công ty Kleen Pak Singapore nhưng lại được dán một mã vạch đầu 893 của Việt Nam. Chưa dừng lại, bên dưới tấm dán này được bóc ra lại là một mã vạch khác, đầu 932 của Úc. Đây chính là cách thức đổi trắng thay đen của nhà sản xuất nhằm đánh lừa người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm.

Nhà kho của Công ty Việt Úc.
Nhà kho của Công ty Việt Úc.

Bà Đinh Thị Nga – Trưởng Văn phòng quản lý mã vạch Việt Nam, thuộc Viện tiêu chuẩn chất lượng khẳng định, việc sử dụng mã số mã vạch là quyền của chủ thể quản lý nhãn hiệu và thương hiệu trên sản phẩm. Công ty ở VN muốn sử dụng mã nước ngoài trước tiên họ phải được uỷ quyền hợp pháp của chủ thương hiệu, sản phẩm ở nước ngoài. Sau đó thông báo cho Tổng cục Đo lường và Chất lượng Việt Nam. Sau đó Tổng cục sẽ cấp cho DN Việt Nam giấy xác nhận quyền sử dụng.

Theo bà Đinh Thị Nga, qua tra cứu hệ thống mã vạch chung của hệ thống toàn cầu thì mã vạch 932 mà Việt Úc sử dụng thuộc công ty nước ngoài, nhưng công ty này không sử dụng mã vạch trên để sử dụng bất kỳ sản phẩm nào liên quan tới khăn giấy ướt và chưa hề uỷ quyền cho bất cứ một cá nhân hay pháp nhân nào khác sử dụng mã vạch của mình. Mặt khác, tên và địa chỉ này không ăn nhập gì với thông tin trên bao bì của Việt Úc. Như vậy, về việc sử dụng mã số, mã vạch ở đây là chưa hợp chuẩn.

Để giải thích cho việc sản phẩm mang mã vạch của một công ty khác của Úc trên bao bì sản phẩm, bà Phạm Thị Cúc, Giám đốc nhân sự, hành chính Công ty Việt Úc nói rằng đó là do phía công ty tận dụng nốt bao bì mà công ty còn tồn đọng nên mới dẫn đến việc mã vạch của Úc. Thế nhưng một đại diện khác một mực khẳng định việc sử dụng mã vạch Úc chỉ là tai nạn do không nắm được vấn đề này cho tới khi phóng viên phản ánh về tình trạng của sản phẩm.

Phải chăng Công ty Việt Úc cố tình sử dụng mã vạch trên hay là do bao bì còn tồn đọng từ những năm 2007, còn người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm được coi là mỹ phẩm sau hơn 8 năm được sản xuất?

Sự thật là không phải Công ty Việt Úc không biết mà là cố tình sử dụng sai. Vì Công ty Việt Úc đã được cấp mã số, mã vạch vào năm 2012 nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến tận năm 2014, Công ty vẫn không sử dụng, thay vào đó là sử dụng mã vạch của Singapore và Úc. Thay vào đó, vào tháng 7-2015, khi có phong thanh về xuất xứ của sản phẩm bị phanh phui trước công luận, công ty Việt Úc đã âm thầm cho thu hồi toàn bộ sản phẩm mang mã vạch Úc ở các siêu thị lớn ở TP HCM.

 

Một số siêu thị dỡ bỏ mặt hàng khăn ướt của công ty Việt Úc khỏi kệ hàng.
Một số siêu thị dỡ bỏ mặt hàng khăn ướt của công ty Việt Úc khỏi kệ hàng.

Năm 2013, các trang thông tin truyền thông rầm rộ đưa tin công ty Việt Úc khánh thành nhà máy trị giá 3 triệu USD tại Lô II, cụm 4, đường CN13, khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, TP HCM chuyên để sản xuất khăn giấy ướt…. Qua tìm hiểu, phóng viên Truyền hình CAND được biết công ty bắt đầu thuê khu đất này cùng 2 doanh nghiệp khác từ những năm 2012 để làm kho chứa hàng là chính, còn sản xuất chỉ có 1 khu nhỏ bên trong với 1 dây cuyền duy nhất đang hoạt động.

Trong thông cáo báo chí mới đây nhất được công ty đưa ra vào tháng 8 năm 2015 thì công ty Việt Úc và đối tác Kleen-Pak của Singapore đã quyết định “bàn bạc”, “hợp tác” thực hiện dự án xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư 3 triệu USD, hoạt động từ tháng 7/2014 tại KCN Kim Huy, tỉnh Bình Dương. h/a thông cáo báo chí tháng 8 năm 2015

Thế nhưng khi đến tìm hiểu tại Hải Quan tỉnh Bình Dương thì nhà máy của công ty Kleen-Pak không hề có liên quan gì với công ty Việt Úc, có chăng thì công ty Việt Úc chỉ nhập tại chỗ mặt hàng khăn giấy ướt một lần duy nhất vào tháng 1 năm 2015 mà thôi. h/a làm việc với Hquan Bình Dương

Theo ông Bùi Văn Hiển- Phó cục trưởng Cục Hải Quan tỉnh Bình Dương, căn cứ vào giấy chứng nhận đầu tư thì không có mối liên hệ nào của Việt Úc với công ty Kleen- Pak có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Mục sở thị tại nhà máy Kleen- Pak, đại diện của nhà máy thừa nhận nhà máy chỉ nhận hợp đồng gia công cho nhiều nhãn hàng khác nhau, trong đó có công ty Việt Úc mà thôi, chứ không có hợp tác xây dựng nhà máy như trong thông cáo báo chí đưa ra. h/a phóng viên vào nhà máy Kleen - pak.

 

Vậy, 2 nhà máy mà công ty Việt Úc đầu tư mỗi nhà máy 3 triệu USD giờ đang ở đâu? Trong khi những sản phẩm mà công ty tự nhận là sản xuất, đang lưu hành trên thị trường được sản xuất như thế nào?

Để làm rõ đường đi của khăn ướt do Công ty Việt Úc đưa về, PV Truyền hình ANTV tìm đế Cục hải quan TP HCM thì đơn vị này khẳng định công ty Việt Úc chỉ nhập khẩu mặt hàng khăn giấy ướt duy nhất là cửa khẩu cảng Cát Lái.

Ông Lê Văn Nhiễn, Phó Chi Cục trưởng, Chi cục Hải quan KV1 Cảng Cát Lái cho biết, căn cứu dữ liệu nhập từ 2008 đến nay tổng số tờ khai nhập với khăn ướt là DN làm việc 286 tờ khai, đa phần DN nhập khăn ướt từ Trung Quốc, còn lại rất ít từ Singapore.

Hàng chục triệu gói khăn ướt Baby Care được bán ra thị trường trong 12 năm qua.
Hàng chục triệu gói khăn ướt Baby Care được bán ra thị trường trong 12 năm qua.

Theo số liệu triết xuất từ Hải Quan TP HCM thì 90% lượng hàng được nhập từ Trung Quốc với tất cả các nhãn hàng, chỉ 10% nhập từ Singapore, tuy nhiên bắt đầu từ 2012 mới có hàng nhập từ Singapore. Cụ thể từ năm 2008 đến nay tổng số lượng hàng công ty Việt Úc nhập về hơn 42,4 triệu gói, trong đó có hơn 39,3 triệu gói là từ Trung Quốc. Đáng chú ý hơn 2 mặt hàng mà công ty khẳng định được nhập từ Singapore từ trước tới nay là “BabyCare” và “Wonder care” thì có số lượng nhập khẩu từ Trung Quốc cao nhất.

Đơn cử như nhãn hàng “BabyCare” với tổng số hơn 16,9 triệu sản phẩm được nhập thì có đến gần 15,4 triệu sản phẩm được nhập từ Trung Quốc so với hơn 1,5 triệu gói được nhập từ Singapore. Còn nhãn hàng “Wonder care” được nhập 100% từ Trung Quốc kể từ năm 2011 đến nay.

 

Nhà máy được coi là 3 triệu USD của công ty Việt Úc tại khu công nghiệp Tân Bình, Q. Tân Phú, những mặt hàng được sản xuất tại đây chủ yếu là nhãn hàng teen care loại nhỏ mà thôi. Vậy những mặt hàng “BabyCare” hay “WonderCare” loại to hơn được sản xuất ở đâu trước thời điểm năm 2015?

Người tiêu dùng đã sử dụng hàng hóa được sản xuất ở đâu trong suốt từng ấy năm? Câu hỏi chỉ có Tổng cục đo lường và chất lượng, cơ quan quản lý nhà nước mới có thể trả lời cho người tiêu dùng mà thôi.

Theo báo ĐSPL/Dẫn theo phóng sự của ANTV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo