Quốc tế

'Loại vũ khí Mỹ vì một Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh'

Bất chấp bị Mỹ và một số đồng minh NATO o ép, Thổ quyết trỗi dậy tự phát triển vũ khí và từng bước loại bỏ ảnh hưởng của vũ khí Mỹ.

Hệ thống tên lửa HISAR thay đổi sức mạnh phòng không quân đội Thổ Nhĩ Kỳ / Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất loạt Akinci ngay khi mua được động cơ Ukraine

Theo Defense World, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ loại AGM-84 Harpoon do Mỹ sản xuất và thay thế chúng bằng Atmaca trên chiến hạm thế hệ mới của mình. Quyết định được đưa ra sau khi Atmaca hoàn thành xuất sắc giai đoạn thử nghiệm và sẵn sàng được đưa vào trang bị.

"Trong vụ bắn thử, Atmaca đã hoàn thành quãng đường bay 200km và tấn công chính xác vào mục tiêu giả định trên biển", lãnh đạo Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir cho biết.

'Loai vu khi My vi mot Tho Nhi Ky hung manh'
Tên lửa chống hạm Atmaca.

Cuộc thử nghiệm được thực hiện từ bệ phóng trên mặt đất tại khu vực không được tiết lộ bên bờ Biển Đen. Trước khi phóng từ bệ trên mặt đất, Atmaca đã nhiều lần thử thành công từ bệ phóng trên hạm TCG Kinaliada.

"Những diễn biến mới trên khắp Địa Trung Hải trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy rằng, lực lượng trên biển của chúng ta phải mạnh hơn nữa giống như những lực lượng khác để đáp ứng được nhiệm vụ", ông Ismail Demir nói.

Điều đặc biệt trong bài phát biểu của mình, vị lãnh đạo này đã tiết lộ rằng, khác với những chiến hạm thuộc lớp Milgem đã được Hải quân nước này tiếp nhận trước đó, trên tàu TCG Kinaliada đã có những thay đổi đáng kể về trang bị, đặc biệt là vũ khí.

Những tên lửa chống hạm AGM-84 do Mỹ sản xuất bị thay thế bằng dòng tên lửa Atmaca do nhà thầu quốc phòng Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ tự nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, hệ thống quản lý tàu Advent do Roketsan- và Havelsan chế tạo cũng được lắp đặt lần đầu tiên trên chiến hạm tàng hình Kinaliada.

Một thành viên của Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Một Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh cần phải có vũ khí tối tân do mình tự sản xuất để không bị phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài dù đó là những quốc gia vẫn được biết đến là đồng minh thân thiết.

 

Trong một số lĩnh vực chưa phải là thế mạnh của chúng tôi như vũ khí phòng thủ và chiến đấu cơ, Ankara sẽ tìm đến những đối tác tin cậy hơn và không bị tác động bởi các yếu tố chính trị".

Đây chính là nguyên nhân khiến cùng với số phận của AGM-84, hàng loạt tên lửa khác của Mỹ cũng lần lượt bị thay thế trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bằng sản phẩm do Ankara tự phát triển. Trong đó có các tên lửa không đối không Bozdogan.

Theo tuyên bố của vị quan chức này, ozdogan sẽ được dùng để thay thế lần lượt thay thế đạn AIM-120 AMRAAM, AIM-9X do Mỹ sản xuất hiện đang phục vụ trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước khi quyết định loại bỏ ảnh hưởng của vũ khí Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ và một số thành viên NATO tuyên bố áp trừng phạt, hạn chế bán vũ khí và linh kiện sản xuất vũ khí hòng bóp ngẹt công nghiệp quốc phòng Thổ vì Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 từ Nga.

Một trong những chương trình vũ khí đình đám nhất của Thổ đối mặt với nguy cơ phá sản chính là tăng Altay. Để phát triển cỗ tăng này, Thổ đã ký hợp đồng với phía Nhật Bản để nhập động cơ. Nhưng do sức ép của Mỹ, cuối cùng Nhật tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận đã ký kết. Hy vọng được chuyển sang Hàn Quốc nhưng cuối cùng nhà cung cấp động cơ châu Á này cũng bỏ rơi Altay.

 

Đây không phải là chương trình vũ khí duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải những vấn đề tương tự khi Ankara vấp phải đá tảng vì phải phụ thuộc vào phương Tây, đặc biệt trong việc công bố kế hoạch xuất khẩu trực thăng tấn công T129 ATAK cho Philippines và bán thêm Bayraktar cho Ukraine.

Bởi muốn tiếp tục sản xuất và xuất khẩu T129, Thổ Nhĩ Kỳ cần nhận được sự đồng ý của Mỹ và Anh. Cụ thể, Anh và Mỹ tuyên bố sẽ ngừng cung cấp loại động cơ cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ để trang bị cho những chiếc máy bay trực thăng tấn công T129 ATAK dùng để xuất khẩu. Thông điệp đã được Mỹ và Anh hiện thực hóa khi Thổ Nhĩ Kỳ không thể hoàn thành hợp đồng cung cấp T129 ATAK cho Pakistan.

Một phương án thứ 2 có thể giúp Thổ xuất khẩu T129 ATAK mà không cần quan tâm đến thái độ của Mỹ và phương Tây chính là mua động cơ Ukraine để thay thế. Nhưng đây cũng là phương ấn rất khó bởi chính quyền Kiev sẽ phải nhìn nét mặt của Mỹ để quyết định.

Tại thời điểm năm 2020, số phân chương trình UAV Bayraktar cũng không khá hơn dù động cơ được cung cấp bởi Ukraine. Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ có thừa khả năng tạo sức ép khiến Kiev ngừng xuất khẩu động cơ cho Thổ.

Trong khi đó, Israel và Canada cũng đã tuyên bố ngừng cung cấp một số hệ thống điện tử cấu thành chiếc Bayraktar. Như vậy, cả loạt chương trình vũ khí trọng điểm Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện, thành hay bại đều liên quan đến quyết định của Mỹ cũng đồng minh.

 

Bị Mỹ và đồng minh phương Tây cấm, Thổ đã tìm hướng đi khác và mọi chuyện đã được Ankara giải quyết. Theo hãng thông tấn Anadolu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine vừa ký vào bản hợp đồng cung cấp động cơ cho trực thăng tấn công T129 ATAK của do Thổ sản xuất.

Việc ký kết hợp đồng đã được thông báo bởi Tổng Giám đốc Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI), Giáo sư Tiến sĩ Temel Kotil, người đã gọi Ukraine là một "đất nước anh em thân thiết".

"Hợp đồng được ký kết do nguồn cung cũ từ Mỹ bị đe dọa có thể bị ngừng bất kỳ lúc nào. Nếu để điều này xảy ra có thể khiến chương trình trực thăng tấn công của chúng tôi bị tê liệt", vị đại diện của TAI cho biết.

Hợp đồng được ký kết sau khi Kiev và Ankara đã thực hiện hợp đồng cung cấp UAV Bayraktar TB2 và thảo luận mua tiếp Ankici khiến Ukraine bỏ qua sức ép từ Mỹ. Tuy nhiên, TAI không tiết lộ có số lượng động cơ nằm trong hợp đồng vừa được ký kết.

Ngoài ra, chương trình xe tăng hạng nặng Altay cũng đã ký được hợp đồng cung cấp động cơ với "đất nước anh em thân thiết" này khiến Mỹ không có cách nào ngăn cản.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm