'Nga chưa cần Armata vì T-72 đủ đánh bại tất cả'
Ông Shoigu: Nga trang bị nhiều vũ khí cho không gian / Máy bay chiến đấu F-35A lần đầu tiên sử dụng vũ khí bí mật trong cuộc tập trận
Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết, giá thành dòng xe tăng tối tân Armata hiện ở mức quá cao, khiến quân đội Nga phải cân nhắc các giải pháp thay thế rẻ hơn, bao gồm phiên bản cải tiến của nguyên mẫu xe tăng T-72.
Mỗi chiếc Armata có giá khoảng 3,7 triệu USD, trong khi Syria vào năm 2006 mua 1.000 chiếc T-72 với giá khoảng 900.000 USD mỗi chiếc. Chi phí để nâng cấp mẫu T-72 cơ bản lên cấu hình T-72M1 là khoảng 500.000 USD.
Tăng Armata Nga.
"Tại sao phải sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 Armata trong khi nhu cầu đối với tăng T-72 vẫn đang rất lớn trên thị trường. Tăng T-72 hiện có trong biên chế hàng chục quốc gia trên thế giới và đủ sức đánh bại các mẫu tăng M1 Abrams của Mỹ, Leclerc của Pháp hay Leopard của Đức về giá cả, hiệu quả cũng như chất lượng", ông Borisov nói.Phó thủ tướng Nga giải thích rằng việc hiện đại hóa kho vũ khí của Nga cần phải được thực hiện một cách tiết kiệm và hợp lý, bởi ngân sách quốc phòng nước này chỉ bằng 1/10 so với NATO.
Nga bắt đầu chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới Armata từ năm 2011, phiên bản thử nghiệm được trình làng năm 2014. Dòng tăng mới được đánh giá là mẫu xe tăng mang tính đột phá của Nga, sở hữu hỏa lực mạnh với pháo nòng trơn 2A82-1M 125 mm trên tháp pháo không người lái, cùng nhiều công nghệ vượt trội so với các đối thủ phương Tây.
Bộ Quốc phòng Nga ban đầu lên kế hoạch đặt hàng khoảng 2.300 chiếc T-14 Armata, trong đó 100 chiếc được bàn giao trước năm 2020. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khoảng 15 chiếc xuất xưởng để thử nghiệm và với tuyên bố của Borisov, kế hoạch mua sắm quy mô lớn này nhiều khả năng sẽ bị Nga gác lại.
Để đủ sức đối phó với những cỗ tăng tối tân nhất của phương Tây như Abrams, phiên bản tiêu chuẩn hiện nay của Nga T-72B3 sở hữu khả năng công thủ khá toàn diện với những trang bị cực hiện đại bởi đây là biến thể hiện đại hóa của dòng T-72B, nó được cải tiến đáng kể khả năng cơ động, hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ mới cho phép kíp chiến đấu kiểm soát tốt khả năng tác chiến của xe.
Về thiết kế cơ bản T-72B3 hầu như giữ nguyên thiết kế của các phiên bản T-72 trước đây và Quân đội Nga bắt đầu chương trình nâng cấp T-72B lên T-72B3 từ năm 2012. Chỉ trong một thời gian ngắn, biến thể thể hiện đại hóa của T-72 này đã nhanh chóng trở thành xương sống của Quân đội Nga trước khi siêu tăng T-14 Armata xuất hiện.
Những chiếc T-72B3 ban đầu được trang bị động cơ diesel V-84-1 nâng cấp có công suất lên tới 840 mã lực, nhưng sau đó Uralvagonzavod đã quyết định trang bị lại cho T-72B3 mẫu động cơ diesel V-92S2F có công suất lên đến 1.130 mã lực.
Về hệ thống giáp bảo vệ biến thể T-72 này được tích hợp hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 có khả năng vô hiệu hóa cả đạn chống tăng xuyên giáp APFSDS. Các tấm giáp Kontakt-5 được bố trí xung quanh tháp pháo và phía trước mui xe, bên cạnh đó nóc tháp pháo cũng được trang bị giáp bảo vệ bổ sung.
Sức mạnh hỏa lực T-72B3 không hề thua kém so với tăng thế hệ mới nhất khi nó được trang bị pháo nòng trơn 2A46M-5 125mm với cùng hệ thống nạp đạn tự động mới, và dĩ nhiên T-72B3 cũng có thể bắn các tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser như 9M119 Svir và 9M119M Refleks qua nòng pháo chính.
Hệ thống vũ khí phụ của chiếc xe tăng này là súng máy đồng trục PKTM 7.62mm và NSV 12.7mm. T-72B3 cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hoá tiên tiến Sosna-U hoạt động dựa trên tầm quan sát của pháo thủ và hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt thế hệ thứ II hổ trợ tác chiến ban đêm.
Ngoài ra nó cũng được trang bị nhiều thiết bị hổ trợ khác như hệ thống tính đường đạn tự động, bộ cảm biến thời tiết. Xe tăng T-72B3 cũng sở hữu hệ thống phòng vệ chủ động Arena-E được thiết kế để đánh chặn các mối đe dọa từ các loại tên lửa chống tăng và súng chống tăng của đối phương.
Trên xe cũng được gắn bộ cảm biến giúp kíp chiến đấu phát hiện khi nào xe bị hệ thống dẫn đường bằng laser từ tên lửa chống tăng kẻ thù định vị.
Dù T-72B3 rất mạnh nhưng hiện tại trong trang bị của quân đội Nga còn có tăng T-90M, T-90A tối tân hơn hẳn. Với sức mạnh của lực lượng xe tăng hiện có cho thấy, việc Nga chưa thực sự cần đến T-14 Armata là hoàn toàn có cơ sở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo