Quốc tế

Mỹ miễn cưỡng biến Iron Dome thành vũ khí chặn hành trình

Để tăng khả năng cơ động trong nhiệm vụ đối phó với tên lửa hành trình, Mỹ quyết định biến Iron Dome mua từ Israel thành vũ khi đánh chặn tự hành.

Vũ khí Nga cho phép Belarus đủ sức chống lại NATO? / Siêu vũ khí giúp Nga duy trì vị thế trên trường quốc tế

Gói tích hợp mới được thực hiện bởi Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và xe tải được chọn làm phương tiện triển khai Iron Dome chính là Oshkosh.

Với kích thước siêu lớn của khung gầm xe tải Oshkosh với thiết kế khá nhỏ gọn của hệ thống bệ phóng của Iron Dome, tạp chí Jane's cho rằng, mỗi xe tải phải được triển khai ít nhất 2 hệ thống phóng Iron Dome.

My mien cuong bien Iron Dome thanh vu khi chan hanh trinh
Mỹ tiếp nhận Iron Dome từ Israel.

Như vậy Iron Dome phiên bản Mỹ có sự khác biệt rất lớn về khả năng cơ động và số tên lửa đánh chặn mang theo so với nguyên bản tại Israel.

"Dù hiệu quả của Iron Dome tự hành đã được chứng minh trong một số cuộc thử nghiệm tại Mỹ nhưng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế trong khi Mỹ chưa tìm ra biện pháp đối phó với tên lửa hành trình hiệu quả hơn", tuyên bố của USMC cho biết.

Điểm yếu của phòng thủ Mỹ trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình đã được nói đến từ lâu khi chuyên viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Washington (CSCI) có trụ sở tại Washington, Thomas Karako thừa nhận:

"Nếu như hệ thống phòng thủ chống lại các dòng tên lửa đạn đạo của đối phương đang được chú trọng phát triển, thì việc phát triển các phương án và phương tiện phòng thủ chống lại tên lửa hành trình diễn ra rất chậm chạp tại Mỹ".

Điểm tạo ra sự nguy hiểm và khác biệt lớn nhất của tên lửa hành trình so với các dòng vũ khí tấn công khác đó chính là quỹ đạo bay của nó.

 

Nếu như tên lửa đạn đạo cần được tên lửa đẩy đưa lên tầng cao của bầu khí quyển sau đó sử dụng quán tính và sơ tốc cao để tiếp cận mục tiêu, thì tên lửa hành trình lại có khả năng cơ động ở độ cao thấp đến rất thấp (bám địa hình) ngay từ giai đoạn đầu tiên của pha phóng.

Nhiệm vụ quan trọng hiện tại là hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ phải được củng cố để đối phó với các mối nguy cơ từ tên lửa hành trình, đặc biệt là từ Nga và Trung Quốc, những nước sở hữu đang sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng bắn tới lãnh thổ nước Mỹ.

Liên quan tới vấn đề này, mới đây, Hội đồng Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã ưu tiên đặt vấn đề đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa hành trình lên trên việc đối phó với các loại tên lửa đạn đạo từ các quốc gia đối địch.

Điểm cốt yếu để phát hiện tên lửa hành trình là việc cần có hệ thống theo dõi tổng hợp mục tiêu bay thấp trải dài ở nhiều nơi để đảm bảo khả năng phát hiện ra mục tiêu sớm.

Nếu như việc theo dõi và cảnh giới tên lửa đạn đạo chỉ cần hệ thống radar trên mặt đất, thì hệ thống theo dõi, giám sát và phát hiện tên lửa hành trình phức tạp hơn nhiều và cần sự hợp tác của nhiều hệ thống theo dõi, giám sát của Hải-Lục-Không quân Mỹ.

 

Để khắc phục tình trạng này, giới chức quân sự Mỹ hiện tính tới một số khả năng chính đối phó với tên lửa hành trình là việc lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh giới trên máy bay chiến đấu F-16 hoặc máy bay không người lái.

Phương án này đảm bảo được hiệu quả phòng thủ, nhưng lại bị giới hạn bởi thời gian và tầm hoạt động của phương tiện bay. Trong khi đó, một phương án khác là việc lắp đặt thiết bị cảnh giới trên các khinh khí cầu cỡ lớn.

Chưa rõ hiệu quả của phương án dùng khinh khí cầu nhưng Mỹ đã triển khai hệ thống này. Và phương án thứ 3 cũng bắt đầu được Mỹ thực hiện, đó là tự hành hóa hệ thống Iron Dome mua từ Israel.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm