Quốc tế

'Tên lửa Nga khiến hàng không mẫu hạm Mỹ bất lực'

Với hệ thống vũ khí hiện có, Nga có thể khiến tàu sân bay của Mỹ không thể tiếp cận tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột.

Chuyên gia Nga: S-550 sẽ thuộc loại vũ khí chống vệ tinh / 'Thiên nga trắng' Tu-160M2, đỉnh cao vũ khí Liên Xô được Nga hoàn thiện

Nhận định được Đại úy Hải quân Mỹ Jerry Hendrix cho biết trong một viết trên tờ Wall Street Journal, Nga đã có được vũ khí hiệu quả khiến hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ bất lực.

Trong bài viết, tác giả tập trung vào thực tế là dù chúng được trang bị rất hiện đại nhưng vẫn không cho phép chúng tấn công các mục tiêu ven bờ của đối thủ mạnh như Nga.

'Ten lua Nga khien hang khong mau ham My bat luc'
Tàu sân bay Mỹ.

Để cạnh tranh được với Nga, Hải quân Mỹ cần tăng cường vũ khí tầm xa để thực hiện các cuộc tấn công ở phạm vi xa hơn.

"Hiện nay Nga và một số đối thủ lớn của Mỹ đều có trong tay hệ thống vũ khí tác chiến hiệu quả trong tầm hoạt động của tiêm kích và hàng không mẫu hạm Mỹ.

Điều này làm phức tạp đáng kể, nếu không muốn nói là chúng có thể khiến tàu sân bay Mỹ thành vô dụng vì không thể tiến vào khu vực đủ gần để có thể phát động tấn công", ông Jerry Hendrix nói.

Sĩ quan Mỹ cho biết thêm, nếu Mỹ không sở hữu phi đội tiêm kích, UAV và vũ khí mới trong thời gian tới, các nhóm tấn công của hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ không thể gây ảnh hưởng đến việc ngăn chặn Nga.

"Nếu tiếp cận vào khoảng cách 1.800km, tàu sân bay Mỹ phải đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm từ kho vũ khí diệt hạm khổng lồ của Nga, đặc biệt là tên lửa siêu thanh. Trong khi đó, tình trạng cũng không khá hơn với phi đội tiêm kích hạm.

 

Bởi khi chúng buộc phải tiến gần để tấn công (không có vũ khí tầm xa), những máy bay này sẽ phải đối mặt với hàng rào phòng thủ nhiều tầng của Nga và có thể bị bắn hạ khi chưa kịp tấn công", ông Hendrix nhấn mạnh.

Cũng đánh giá về thực trạng đội tàu sân bay Mỹ, một chuyên gia quân sự khác của Mỹ là Harry Kazianis viết trên tờ National Interest rằng, có 3 vấn đề mà giới phân tích đã chỉ ra đối với các tàu sân bay Mỹ.

Một là hạm đội tàu sân bay Mỹ hiện đã già cỗi và lạc hậu, chẳng khá hơn là mấy so với các tàu chiến ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hai là chi phí, giá thành sản xuất thuộc vào loại đắt đỏ nhất trong số các trang thiết bị quân sự, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.

Ba là các tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi trên đại dương do sự phổ biến của các loại tên lửa hiện đại. Dưới góc nhìn cá nhân, trong bài viết của mình, chuyên gia Harry Kazianis cho rằng vấn đề thứ ba là nan giải nhất đối với hạm đội tàu sân bay của Mỹ.

Theo vị này, Mỹ triển khai tàu sân bay tới Địa Trung Hải nhằm chống phiến quân hồi năm 2016 cũng không thể che giấu một thực tế là tầm với của các tàu này bị hạn chế. IS hay các chủ thể phi nhà nước tương tự đều không có tiềm lực đáp trả các tàu sân bay của Mỹ.

 

Trong khi đó, câu chuyện sẽ khác đi nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và một cường quốc như Nga, Trung Quốc hay thậm chí là Iran. Với kịch bản này, hạm đội tàu sân bay của Mỹ sẽ phải đón những cơn mưa tên lửa từ đối thủ khi các nước này đều nắm trong tay nhiều tên lửa chống hạm tầm xa hiện đại.

Harry Kazianis cho rằng, Nga và Trung Quốc đang xây dựng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mạnh mẽ. Các tàu ngầm hạt nhân Nga có thể mang cả tên lửa hành trình chống hạm Kalibr 3M-54 có phạm vi hoạt động lên tới hàng trăm km, tên lửa hành trình chống hạm Oniks với tầm phóng hơn 600km và Zircon có tầm bắn trên ngàn km với tốc độ siêu thanh.

Theo chuyên gia Harry Kazianis, một tiêm kích hạm lý tưởng sẽ có tầm bay ít nhất là 4.000km. Lý do đưa ra con số 4.000km là bởi vì tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc hiện đã có tầm phóng tới 3.500km.

Cho tới nay, Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào chương trình nghiên cứu và phát triển phiên bản sử dụng cho hải quân F-35C nhưng phạm vi hoạt động tối đa có thể chỉ đạt khoảng 1.000km.

Ngay cả khi được trang bị máy bay tiếp dầu không người lái trên hạm tình hình cũng không khá hơn. Vì vậy, việc sức mạnh răn đe và uy lực của các tàu sân bay Mỹ bị vượt mặt là chuyện không có gì phải tranh cãi.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm