Quốc tế

600 chiếc F-35 vẫn khảo nghiệm-vá lỗi: Kỷ lục hiếm có

National Interest cho rằng, mặc dù đã sản xuất hơn 600 chiếc nhưng F-35 vẫn chưa sản xuất hàng loạt, đang trong quá trình khảo nghiệm và sửa lỗi.

Lý do không quân Indonesia mua cả tiêm kích Nga, Pháp lẫn Mỹ / Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc bị cả Mỹ và Nga 'bắt làm con tin' như thế nào?

Trong những năm qua, chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ mang tên “Máy bay Tấn công chung” (Joint Strike Fighter – JSF, chương trình chế tạo F-35 Lightning II của Lockheed Martin) đã vấp phải vô số chỉ trích từ các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc hay giới truyền thông.

Chủ đề “trục trặc kỹ thuật của F-35” xuất hiện phổ biến đến nỗi, tiêu đề bài có chữ “F-35” là người đọc nghĩ ngay đến các sự cố; các bài viết về F-35 thường kèm theo những từ khóa như: 'đình chỉ bay', 'ngừng bay' hay 'lại gặp sự cố', 'vô số lỗi', 'liên tiếp trục trặc' hoặc 'khắc phục', 'sửa chữa', 'tìm giải pháp'…

Thế nhưng bên cạnh đó, giới truyền thông Mỹ vẫn có những bài viết bênh vực F-35 Lightning II.

Mới đây, Tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest - NI) có bài viết cho rằng, báo chí Mỹ cứ vài năm một lần lại đưa tin về thất bại của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II của Lockheed Martin, điều này không đúng sự thật và là thông tin sai lệch.

600 chiec F-35 van khao nghiem-va loi: Ky luc hiem co
Chưa có nước nào trên thế giới chế tạo tới 600 máy bay cùng loại như F-35 mà vẫn chưa đưa vào sản xuất hàng loạt

Theo tạp chí, chỉ nói riêng về mặt hình thức, F-35 không được coi là đã bước vào sản xuất hàng loạt, nên các lỗi của nó vẫn đang trong thời gian khảo nghiệm và khắc phục.

“Lý do F-35 chưa chính thức đi vào sản xuất đầy đủ quy mô vì điều này đòi hỏi nó phải hoạt động thành công chống lại máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga (nhiều khả năng ở đây đang nói về Su-35 và Su-57) trong một mô phỏng phức tạp do chính phủ thực hiện” – NI cho biết.

Sự chậm trễ trong việc hoàn thành tất cả các thử nghiệm mô phỏng cuối cùng là từ phía các nhà chức trách chứ không phải bản thân chương trình chế tạo F-35 Lightning II. Một trong những lý do làm chậm trễ thử nghiệm mô phỏng là do đại dịch toàn cầu COVID-19.

Tạp chí Mỹ nhắc nhở rằng, mặc dù hiện tại Lockheed Martin đã sản xuất hơn 600 máy bay F-35 Lightning II nhưng nó vẫn chưa phải là các lô máy bay sản xuất hàng loạt. Chi phí phát triển và sản xuất 2.470 chiếc tiêm kích cơ loại này là 398 tỷ USD và phần lớn số tiền này vẫn chưa được sử dụng.

“Vấn đề thực sự duy nhất mà máy bay một động cơ, một chỗ ngồi F-35 Lightning II đang phải đối mặt hiện nay là chi phí mỗi giờ vận hành ngang với loại máy bay hai động cơ F-15 Eagle còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh” - ấn phẩm cho biết.

 

Như tạp chí lưu ý, F-35 Lightning II đã chứng minh rằng nó mạnh mẽ, phổ biến và ngoan cường hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào trước đây, còn các máy bay thời Chiến tranh Lạnh (thế hệ 4) sẽ không thể chống chọi với các máy bay chiến đấu hiện đang được đưa vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Nga và Trung Quốc như Sukhoi Su-57, Chengdu J-20 hay Shenyang J-31.

Mặc dù tạp chí Mỹ lên tiếng bênh vực loại chiến đấu cơ của Tập đoàn Lockheed Martin, nhưng chỉ một bài viết như vậy không thể xóa đi được những ấn tượng xấu về loại chiến đấu cơ mà ngay cả người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng chê bai là “cái của nợ”, hay dự án phát triển mà một Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi “ngừng ném tiền vào lỗ chuột”!

Tuy nhiên, trong thời gian qua, F-35 đã gặp phải hàng trăm tai nạn hay hỏng hóc từ 871 lỗi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sai sót trong thiết kế; linh kiện, vật liệu, kém chất lượng; đến các lỗi, lỗ hổng phần mềm; hệ thống vũ khí không tương thích, không mang được nhiều vũ khí; hay các tính năng tàng hình rởm, khả năng chống chịu thời tiết bất thường…

Do đó, F-35 đã hứng chịu vô vàn những lời chỉ trích chê bai và được tặng rất nhiều biệt danh không mấy hay ho như: “Máy bay ngàn lỗi”, “Máy bay dát vàng”, “máy đốt tiền”, “lợn béo” hay “máy bay sợ sét”, “máy bay lột vỏ”…, khiến nhiều đồng minh chần chừ trong việc mua sắm hoặc e ngại phải tân trang lại theo ý định của mình.

Có lẽ vì nguyên nhân trên nên trong thời gian qua giới truyền thông thân Mỹ và các think tank của Mỹ đã liên tiếp có những bài viết ca ngợi chiến đấu cơ F-35, nhằm PR, đánh bóng tên tuổi cho dòng chiến đấu cơ của Mỹ, nhằm buộc các đồng minh phải móc thêm hầu bao.

 

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các đồng minh hoặc bất cứ quốc gia nào mua máy bay Nga, nhằm ép các đồng minh phải mua vũ khí của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm