Quốc tế

Altay thoát kìm kẹp của Mỹ khi tìm được cứu tinh

Bị Nhật Bản bỏ rơi vì sức ép từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm được cứu tinh mới cho chương trình xe tăng chủ lực nội địa Altay của mình.

Quân đội Mỹ ‘đau đầu’ với trực thăng của Tổng thống Biden / Căn cứ quân sự Mỹ ở Đông Bắc Syria bị Krasnopol của Nga tấn công

Nhà sản xuất xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ BMC đã đạt được thỏa thuận với hai công ty Hàn Quốc về gói cung cấp động cơ cho chương trình xe tăng Altay. "Những thỏa thuận đạt được là kết quả của sự hiểu biết, hợp tác chiến lược giữa đôi bên", BMC ra tuyên bố cho biết.

Theo thỏa thuận, phía Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ số động cơ trang bị cho xe tăng Altay và một số lượng không nhỏ động cơ để dự trữ dùng cho quá trình bảo dưỡng hoặc thay thế.

Altay thoat kim kep cua My khi tim duoc cuu tinh
Tăng Altay.

Trước đó, chính BMC thừa nhận: "Chương trình Altay đang phải đối mặt với sự chậm trễ do không tiếp cận được các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống truyền động và áo giáp và tôi không có quyền đưa ra ngày bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Tất cả những gì tôi biết là chúng tôi đang cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến tiến độ hoàn thành chương trình".

Việc Thổ Nhĩ Kỳ phải đến Hàn Quốc cứu vãn chương trình tăng Altay là do trước đó Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản tuyên bố dừng hợp tác phát triển động cơ cho xe tăng với Ankara.

Theo kế hoạch mua sắm, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 250 tăng chủ lực mới để trang bị cho Lục quân nước này. Sau đó, đơn hàng sẽ được tăng thêm. Hiện chưa rõ, Thổ Nhĩ Kỳ định xuất khẩu bao nhiêu xe tăng và sang những nước nào.

Được biết, không chỉ có tăng Altay bị Mỹ chi phối mà trong việc công bố kế hoạch xuất khẩu trực thăng tấn công T129 ATAK cho Philippines và bán thêm Bayraktar cho Ukraine cũng có thể bị tác động tương tự từ Mỹ và phương Tây.

 

Theo chuyên gia của Defense News, muốn tiếp tục sản xuất và xuất khẩu T129, Thổ Nhĩ Kỳ cần nhận được sự đồng ý của Mỹ và Anh. Do việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga mà Ankara đã gặp vấn đề nghiêm trọng trong hợp tác với một số doanh nghiệp quân sự lớn của Anh và Mỹ.

Cụ thể, Anh và Mỹ tuyên bố sẽ ngừng cung cấp loại động cơ cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ để trang bị cho những chiếc máy bay trực thăng tấn công T129 ATAK dùng để xuất khẩu. Thông điệp đã được Mỹ và Anh hiện thực hóa khi Thổ Nhĩ Kỳ không thể hoàn thành hợp đồng cung cấp T129 ATAK cho Pakistan.

Một phương án thứ 2 có thể giúp Thổ xuất khẩu T129 ATAK mà không cần quan tâm đến thái độ của Mỹ và phương Tây chính là mua động cơ Ukraine để thay thế. Nhưng đây cũng là phương ấn rất khó bởi chính quyền Kiev sẽ phải nhìn nét mặt của Mỹ để quyết định.

Vì vậy, về lâu dài không chỉ với những chiếc T129 ATAK xuất khẩu mà cả chương trình trực thăng tấn công này của Thổ có thể phải đối mặt với tình trạng không có động cơ.

Số phân chương trình UAV Bayraktar cũng không khá hơn dù động cơ được cung cấp bởi Ukraine. Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ có thừa khả năng tạo sức ép khiến Kiev ngừng xuất khẩu động cơ cho Thổ.

 

Trong khi đó, Israel và Canada cũng đã tuyên bố ngừng cung cấp một số hệ thống điện tử cấu thành chiếc Bayraktar. Như vậy, cả 3 chương trình vũ khí trọng điểm Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện, thành hay bại đều liên quan đến quyết định của Mỹ cũng đồng minh.

Được biết, trực thăng T129 ATAK do hãng AugustaWestland (Italia) và Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh...

Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.

Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang 1.150 kg vũ khí bao gồm rocket, tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và thậm chí cả bom phá.

Máy bay không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28NM mà chỉ có tổ hợp ngắm quang điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20 mm.

 

Không được may mắn như chương trình Altay, hầu hết những chương trình vũ khí nội khác của Thổ vẫn chưa thể tìm được nguồn thay thế. Vì vậy, chúng hoàn toàn có thể bị tác động nếu Mỹ muốn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm