Quốc tế

Bỉ thay Thổ trong chuỗi cung ứng linh kiện F-35

Việc đã tìm được nguồn cung thay thế giúp Mỹ không cần đến linh kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ trong chuỗi cung ứng để sản xuất tiêm kích tàng hình F-35.

Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ / Súng bắn tỉa đa năng Chukavin: Vũ khí tương lai cho xạ thủ Nga

Hãng tin Belga của Bỉ đưa tin, ba công ty của của nước này thuộc Tập đoàn BeLightning đã bắt đầu sản xuất các bộ phận của máy bay F-35 để cung cấp cho nhà sản xuất tại Mỹ.

Thông qua chương trình Quyền lợi An ninh Thiết yếu (ESI), nhà thầu Lockheed Martin sẽ cung cấp các cơ hội cho nhiều công ty Bỉ ở cả ba vùng địa lý (Flanders, Brussels và Wallonia).

Bi thay Tho trong chuoi cung ung linh kien F-35
Tiêm kích F-35 cùng tên lửa Thổ sản xuất.

Các dự án được bảo đảm thông qua chương trình ESI sẽ mang lại những lợi ích và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mở rộng kỹ năng và kiến ​​thức của ngành công nghiệp Bỉ và cung cấp việc làm công nghệ cao cho người Bỉ trong nhiều thập kỷ tới.

Thực tế, cả 3 công ty của Bỉ đã tham gia chương trình Lockheed Martin F-35 từ tháng 3/2021 nhưng đến nay khi những lô sản phẩm đầu tiên đã được cung cấp cho Không quân Bỉ và chuyển đến nhà sản xuất Mỹ, thông tin mới được tiết lộ.

Hiện không rõ số lượng các linh kiện phía Bỉ có thể sản xuất nhưng theo Belga, chúng đủ điều kiện để thay thế toàn bộ linh kiện và phụ tùng vốn trước đây được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ.

Thực tế này được chuyên gia của Air Recognition cho rằng, nhà sản xuất Mỹ đã chính thức hất cẳng Ankara ra khỏi chương trình F-35. Bởi trước đó, Mỹ cũng đã chấp thận bồi thường cho Thổ theo điều khoản trong hợp đồng ký kết trước đó.

"Có rất nhiều khách hàng đang xếp hàng muốn mua F-35, chúng tôi sẽ tiến hành chỉnh sửa một số chi tiết trên những chiếc F-35 sản xuất cho Thổ và xuất cho bên có nhu cầu.

 

Sự tin cậy là điều tối cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Tuy nhiên Thổ đã không cho thấy điều đó và chúng tôi tìm nguồn mới có tính ổn định và tin cậy lẫn nhau hơn", Air Recognition dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất Mỹ cho biết.

Việc Thổ bị đánh giá thiếu tin cậy trong chuỗi cung ứng thực chất do nước này mua và đưa vào vận hành những hệ thống phòng thủ S-400 do Nga sản xuất - nguồn cung phi tiêu chuẩn bởi Nga là đối thủ của NATO.

"Xét đến sự liên quan đến nhau trong những thương vụ này, Nga là bên hưởng lợi nhất vì họ đã bán được lô S-400 đầu tiên cho Thổ và chuẩn bị ký kết hợp đồng tiếp theo.

Thổ chịu thiệt hại nhiều nhất khi vừa hứng chịu một số biện pháp trừng phạt từ Mỹ, đồng thời các nhà máy sản xuất linh kiện cho F-35 đã không thể tiếp tục khiến cả ngàn người mất việc làm.

Trong khi đó, dù Mỹ có thể bán lại số F-35 (vốn sản xuất cho Thổ) cho quốc gia khác nhưng họ cũng rất vất vả mới thực hiện được điều đó do cần phải chỉnh sửa một số chi tiết cho phù hợp", Air Recognition đánh giá.

 

Phản ứng với những động thái mới từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ gây bất ngờ và khiến Mỹ lo lắng khi tuyên bố có thể bán dòng tên lửa do Mỹ đặt hàng riêng cho chương trình F-35 ra bên ngoài.

Thông điệp được Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khi nói về việc sử dụng tên lửa không đối đất tàng hình tầm xa SOM-J do Lockheed Martin Mỹ và Rocketsan của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác sản xuất (sản xuất tại Ankara).

"Hiện nay chúng tôi có 2 hướng sử dụng dòng tên lửa SOM-J bao gồm có thể tích hợp lên dòng máy bay chiến đấu không người lái tự sản xuất và bán chúng cho khách hàng nước ngoài. Chỉ cần cải tiến một vài chi tiết nhỏ, SOM-J có thể tích hợp lên bất kỳ chiến đấu cơ nào", Bộ Công nghiệp Thổ cho biết.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu SOM-J được bán ra bên ngoài và các đối thủ của Mỹ là khách hàng, một số liên kết giữa F-35 với SOM-J sẽ bị lộ. Và điều đó có thể khiến Mỹ thêm 1 lần bị đau đầu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm